Ngày 7/3, tại Nghị viện châu Âu đã diễn ra phiên điều trần về “Tình hình quân sự và an ninh tại Biển Đông”, do Tiểu ban An ninh và Quốc phòng trực thuộc Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu tổ chức.
Tới dự buổi điều trần về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phậm Sanh Châu, các cán bộ nghiên cứu và các Việt kiều là chuyên gia về lĩnh vực biên giới và luật hàng hải, một số lưu học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học ở Brussels.
Cuộc điều trần đã thu hút sự quan tâm của các nghị sĩ EP, giới nghiên cứu, giới chuyên gia và giới báo chí, với sự tham dự của khoảng 200 người.
Có 4 diễn giả được mời trình bày tại cuộc điều trần là các nhà nghiên cứu và học giả đến từ các viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới như Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) có trụ sở tại Brucxen, Bỉ; Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc trường Đại học VUB của Bỉ; Viện nghiên cứu về châu Âu và châu Mỹ thuộc Học viện Sinica, có trụ sở tại Đài Bắc, Đài Loan; Viện Nghiên cứu chính sách Trung Quốc thuộc trường Đại học Nottingham của Anh.
Các bài trình bày của các diễn giả đều nhấn mạnh đến tình hình diễn biến căng thẳng và ngày càng phức tạp tại Biển Đông trong thời gian gần đây. Trong các bài phát biểu, các diễn giả phân tích kỹ những yếu tố như sự phát triển nhanh về kinh tế của Trung Quốc đã kéo theo sự phát triển về sức mạnh quân sự của nước này, dẫn đến những quan điểm quyết đoán hơn trong chính sách của họ về đối ngoại và an ninh, đặc biệt là về Biển Đông (Biển Hoa Nam) và Biển Hoa Đông.
Đây được cho là một trong những yếu tố chính gây quan ngại cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, cùng với yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông, những tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại khu vực, chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng tại Trung Quốc.
Nói về chủ nghĩa dân tộc gia tăng tại Trung Quốc, bà Teresa Fallon, thuộc EIAS, đã đưa ra những dẫn chứng như tấm biển của một nhà hàng tại Bắc Kinh “cấm các khách hàng là người của những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc và chó” và tài liệu nghiên cứu việc công ty Petrochina coi Biển Đông là cái hồ của Trung Quốc.
Các học giả cũng thừa nhận tình hình căng thẳng tại khu vực Biển Đông đã tác động tới an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông, một trong những tuyến đường hàng hải sầm uất nhất thế giới, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ kể cả nguy cơ chạy đua vũ trang trong các nước khu vực.
Các diễn giả cũng đã đề cập tới Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển và yêu cầu các bên tôn trọng vì lợi ích chung. Một trong những vấn đề cũng được các diễn giả đề cập nhiều tới là vai trò của Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực này. Các bài phát biểu đều có chung sự phân tích cho rằng duy trì hòa bình ổn định, đảm bảo tự do an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong đó có EU, do vậy EU cần có chính sách chủ động và tích cực hơn tại khu vực Đông Nam Á.
Các diễn giả nêu rõ tới 95% hoạt động thương mại của thế giới là thông qua đường biển, do vậy Châu Âu cần xem xét việc giúp đảm bảo an ninh tại Biển Đông và thúc đẩy việc có những giải pháp hòa bình sử dụng luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp.
Các diễn giả còn khẳng định EU có lợi ích trong việc giúp thiết lập tại châu Á một trật tự an ninh đa phương mạnh và dựa trên luật, đồng thời EU có đủ uy tín để là một nhà trung gian trung thực và đủ kinh nghiệm cũng như nguồn lực để đóng vai trò này.
Mới đây, trong một động thái tích cực, EU đã lên tiếng ủng hộ việc Philippines đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Sau phần trình bày của các diễn giả, các thành viên trong Tiểu ban An ninh và Phòng thủ EP đã đặt câu hỏi với các diễn giả nhằm làm rõ một số ý trong các bài trình bày./.
Tới dự buổi điều trần về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phậm Sanh Châu, các cán bộ nghiên cứu và các Việt kiều là chuyên gia về lĩnh vực biên giới và luật hàng hải, một số lưu học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học ở Brussels.
Cuộc điều trần đã thu hút sự quan tâm của các nghị sĩ EP, giới nghiên cứu, giới chuyên gia và giới báo chí, với sự tham dự của khoảng 200 người.
Có 4 diễn giả được mời trình bày tại cuộc điều trần là các nhà nghiên cứu và học giả đến từ các viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới như Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) có trụ sở tại Brucxen, Bỉ; Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc trường Đại học VUB của Bỉ; Viện nghiên cứu về châu Âu và châu Mỹ thuộc Học viện Sinica, có trụ sở tại Đài Bắc, Đài Loan; Viện Nghiên cứu chính sách Trung Quốc thuộc trường Đại học Nottingham của Anh.
Các bài trình bày của các diễn giả đều nhấn mạnh đến tình hình diễn biến căng thẳng và ngày càng phức tạp tại Biển Đông trong thời gian gần đây. Trong các bài phát biểu, các diễn giả phân tích kỹ những yếu tố như sự phát triển nhanh về kinh tế của Trung Quốc đã kéo theo sự phát triển về sức mạnh quân sự của nước này, dẫn đến những quan điểm quyết đoán hơn trong chính sách của họ về đối ngoại và an ninh, đặc biệt là về Biển Đông (Biển Hoa Nam) và Biển Hoa Đông.
Đây được cho là một trong những yếu tố chính gây quan ngại cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, cùng với yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông, những tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại khu vực, chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng tại Trung Quốc.
Nói về chủ nghĩa dân tộc gia tăng tại Trung Quốc, bà Teresa Fallon, thuộc EIAS, đã đưa ra những dẫn chứng như tấm biển của một nhà hàng tại Bắc Kinh “cấm các khách hàng là người của những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc và chó” và tài liệu nghiên cứu việc công ty Petrochina coi Biển Đông là cái hồ của Trung Quốc.
Các học giả cũng thừa nhận tình hình căng thẳng tại khu vực Biển Đông đã tác động tới an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông, một trong những tuyến đường hàng hải sầm uất nhất thế giới, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ kể cả nguy cơ chạy đua vũ trang trong các nước khu vực.
Các diễn giả cũng đã đề cập tới Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển và yêu cầu các bên tôn trọng vì lợi ích chung. Một trong những vấn đề cũng được các diễn giả đề cập nhiều tới là vai trò của Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực này. Các bài phát biểu đều có chung sự phân tích cho rằng duy trì hòa bình ổn định, đảm bảo tự do an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong đó có EU, do vậy EU cần có chính sách chủ động và tích cực hơn tại khu vực Đông Nam Á.
Các diễn giả nêu rõ tới 95% hoạt động thương mại của thế giới là thông qua đường biển, do vậy Châu Âu cần xem xét việc giúp đảm bảo an ninh tại Biển Đông và thúc đẩy việc có những giải pháp hòa bình sử dụng luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp.
Các diễn giả còn khẳng định EU có lợi ích trong việc giúp thiết lập tại châu Á một trật tự an ninh đa phương mạnh và dựa trên luật, đồng thời EU có đủ uy tín để là một nhà trung gian trung thực và đủ kinh nghiệm cũng như nguồn lực để đóng vai trò này.
Mới đây, trong một động thái tích cực, EU đã lên tiếng ủng hộ việc Philippines đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Sau phần trình bày của các diễn giả, các thành viên trong Tiểu ban An ninh và Phòng thủ EP đã đặt câu hỏi với các diễn giả nhằm làm rõ một số ý trong các bài trình bày./.
Thái Vân-Đỗ Hưng/Brussels (Vietnam+)