Doanh nghiệp kêu, ngân hàng hứa giải quyết!

"Mặc dù đã rất thông cảm với ngân hàng, nhưng nhiều lúc chúng tôi cũng không khỏi chết dở do bị chậm trễ trong việc mua ngoại tệ từ phía nhà băng phục vụ cho nhu cầu thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu," Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi, Chế biến và Xuất nhập khẩu-ông Đoàn Trọng Lý chia sẻ ngay bên lề của hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng sáng nay (16/5).

"Mặc dù đã rất thông cảm với ngân hàng, nhưng nhiều lúc chúng tôi cũng không khỏi chết dở do bị chậm trễ trong việc mua ngoại tệ từ phía nhà băng phục vụ cho nhu cầu thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu," Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi, Chế biến và Xuất nhập khẩu-ông Đoàn Trọng Lý chia sẻ ngay bên lề của hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng sáng nay (16/5).

Có quan hệ với cùng lúc nhiều ngân hàng, cả quốc doanh và cổ phần, thế nhưng công ty của ông Lý cũng như nhiều doanh nghiệp khác vẫn không tránh khỏi có những lúc bị chậm hay "nợ" thanh toán với đối tác do ngân hàng chưa có nguồn để bán, nhất là vào thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay.

Đây cũng là những bức xúc mà các doanh nghiệp đưa ra "chất vấn" người đứng đầu ngành ngân hàng và cả những vị giám đốc ngân hàng thương mại có mặt tại buổi đối thoại trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Một doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu nông sản phản ánh: "Chúng tôi vay USD ở Việt Nam, nhưng khách hàng trả lại bằng EUR nên chúng tôi phải chịu chênh lệch lãi suất khi phải bán EUR giá thấp ngoài thị trường tự do và mua USD giá cao để trả nợ cho ngân hàng. Vậy, tại sao trong cùng 1 ngân hàng, cùng một loại ngoại tệ, lại không cho phép doanh nghiệp chuyển đổi từ EUR sang USD để giảm bớt khó khăn?"

Ông Vũ Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) thừa nhận, đây cũng là một vấn đề trên toàn hệ thống. Đa phần doanh nghiệp vay USD cho dù đang khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn ngoại tệ, nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào sự năng động của mỗi ngân hàng. Ông cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng với các cơ quan quản lý đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ, không chỉ tập trung vào USD nhằm tránh những biến động tỷ giá.

Riêng về trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định sẽ chỉ đạo Vụ ngoại hối tiếp xúc ngay lập tức với doanh nghiệp và nghiên cứu để sớm có cơ chế cho doanh nghiệp có thể chuyển đổi ngoại tệ ngay tại ngân hàng.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, thị trường căng thẳng trong thời gian qua nhưng đã được can thiệp và trở lại trạng thái bình ổn. "Các doanh nghiệp nếu phát hiện bất cứ vi phạm nào hãy phản ánh ngay với Ngân hàng Nhà nước để xử lý kịp thời và có trả lời nhanh nhất.", người đứng đầu ngành ngân hàng nói.

Thủ tục còn phiền hà, nhũng nhiễu


Mặc dù đánh giá cao những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính của ngành ngân hàng trong thời gian qua, song đa số các doanh nghiệp cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của chính phủ.
 
Ông Nguyễn Danh Tùng - đại diện một doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc phản ánh, ông cùng 2 doanh nghiệp khác cùng xây dựng một hồ sơ đi vay vốn hỗ trợ lãi suất, khi đến Ngân hàng Nông nghiệp thì không được chấp nhận cho vay vì yêu cầu quá nhiều thủ tục mà Ddoanh nghiệpkhông thể đáp ứng như cung cấp cả kiểm toán từ năm 2006. Nhưng cũng với hồ sơ đó, sang ngân hàng cổ phần khác lại được vay. Ông Tùng cho rằng như vậy là gây khó khăn cho doanh nghiệp và đề nghị Ngân hàng Nhà nước có thanh tra đi đến các ngân hàng dưới vai các doanh nghiệp vay vốn để hiểu được khó khăn của doanh nghiệp.

Trước đề xuất này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã đề nghị chủ doanh nghiệp có thể cung cấp ngay địa chỉ cụ thể của chi nhanh ngân hàng giao dịch để có thể xử lý ngay. Theo ông Giàu, chưa thể khẳng định là ngân hàng có nhũng nhiễu doanh nghiệp hay không nhưng chỉ cần có địa chỉ cụ thể thì chỉ trong 1 ngày, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cách để kiểm tra và trả lời rõ ràng cho doanh nghiệp. Nếu phát hiện có hành vi nhũng nhiều sẽ xử lý ngay.

Liên quan đến hỗ trợ lãi suất, nhiều doanh nghiệp đã có ý kiến đề nghị ngân hàng cho đảo nợ để giảm bớt khó khăn đồng thời tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mới. Tuy nhiên, 
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định lại là không cho phép đảo nợ. Đây là hành vi không có lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.

Ông Giàu cho biết, không cho phép đảo nợ nhưng để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Theo đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư và giảm bớt khó khăn về tài chính, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với tất cả các khoản vay cũ xuống mức tối đa là 10,5%/năm, kể cả khoản vay vốn trung, dài hạn.

Trường hợp doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ đúng hạn, thì được ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay mới.

Tuy nhiên, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần có mặt tại hội nghị lại cho rằng, cần phải làm cho doanh nghiệp hiểu rõ, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thực chất chính là nguồn huy động từ tiền gửi dân cư, các tổ chức. Việc cho vay phải đảm bảo hoàn trả vốn để đảm bảo an toàn.

Do đó, các doanh nghiệp thực sự có phương án kinh doanh hiệu quả và có "cơ" phát triển, ngân hàng sẽ không ngần ngại cho vay. Ngược lại, những doanh nghiệp nào quá "ốm yếu" phải biết chấp nhận tự đào thải, không nên trông chờ ngân hàng "rót" vốn cũng như hỗ trợ từ ngân sách./.

Khánh Chi (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục