Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng phát triển, mở rộng thêm kênh huy động vốn sang phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho biết họ thường bị lúng túng trong quá trình hoàn tất các thủ tục phát hành.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, kể từ năm 2009 đến nay đã có 66.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó có tới 40.000 tỷ đồng được tư vấn, thu xếp bởi các Định chế tài chính, phần còn lại chủ yếu là trái phiếu do các Tổ chức tín dụng trực tiếp phát hành.
Không chỉ phát hành trái phiếu trong nước, một số công ty đã triển khai phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và bước đầu đạt các kết quả khả quan.
Điển hình như Tập đoàn Vincom phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế với giá trị đạt 100 triệu USD. Tiếp đến, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai công bố phát hành 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi tương đương 1.100 tỷ đồng cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore)…
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, họ cũng đang hoàn tất các thủ tục cần thiết cho kế hoạch phát hành 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2010.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, trên thị trường vốn, nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh huy động vốn mới và hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng về quy mô.
Song, ông Quỳnh cũng thẳng thắn chỉ ra, vì là một thị trường trái phiếu non trẻ nên khung pháp lý hiện tại vẫn chưa được đầy đủ và còn có những điểm thiếu phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, những nhận thức và hiểu biết về các sản phẩm trái phiếu của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Đại diện phụ trách mảng tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại một ngân hàng có hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu hàng đầu trong nước cho biết, cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước đang dựa trên Nghị định 52/2006/NĐ-CP và phát hành trái phiếu quốc tế tại Nghị định 53/2009/NĐ-CP.
Nghị định thì chi tiết nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện, dẫn đến có một vài khó khăn, hạn chế như đối tượng được phát hành trái phiếu chưa rõ ràng.
Mặt khác, điều kiện doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có báo cáo kiểm toán. Mà thông thường đầu quý II hàng năm, các báo cáo kiểm toán mới hoàn chỉnh, như vậy vô hình chung quý I sẽ không có đợt phát trái phiếu nào của doanh nghiệp.
“Hiện Việt Nam chưa có những quy trình uy tín đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thống nhất, vì vậy các tổ chức tài chính tư vấn, bảo lãnh phát hành thường đánh giá doanh nghiệp dưới lăng kính của các khoản vay (như một sản phẩm tín dụng), điều kiện này dẫn đến thiệt thòi cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư,” vị đại diện trên chỉ ra một số bất cập.
Ông Nguyễn Quốc Ân, thành viên Hội đồng quản trị, phụ trách lĩnh vực tài chính của Công ty cổ phần Việt Nam, đơn vị vừa phát hành thành công đợt trái phiếu chuyển đổi trị giá 40 tỷ đồng trong tháng Chín này cho hay: “Đây là đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ nên thủ tục pháp lý tương đối đơn giản, nhưng công ty cũng gặp một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.”
Ông Ân cho biết, khi tiếp cận tìm kiếm đối tác tư vấn phát hành, mỗi công ty đưa ra mẫu hợp đồng và mức phí thu khác nhau. Rồi định nghĩa về phí thành công của các công ty tư vấn cũng không giống nhau, nhiều câu chữ trong hợp đồng lại khó xác định vì vậy doanh nghiệp phát hành lần đầu dễ bị thiệt thòi nếu quá trình phát hành gặp rủi ro.
Thêm vào đó, thời gian hoàn tất thủ tục là tương đối dài, đợt phát hành vừa qua kéo dài hơn hai tháng, vượt qua mức kỳ vọng của công ty, khiến kế hoạch sử dụng vốn cũng bị tác động ít nhiều.
“Một số vấn đề khác liên quan đến quy định pháp lý, như quy định về lưu ký trái phiếu chưa chỉ rõ tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn hay nhà đầu tư đứng ra giữ sổ, thành ra cả công ty và nhà đầu tư cùng lúng túng và thiếu an tâm. Hoặc quy định mỗi đợt phát hành cách nhau sáu tháng cũng là một yếu tố hạn chế tính chủ động trong các kế hoạch huy động vốn cho các dự án của doanh nghiệp,” ông Ân nói.
Một thực tế, nguồn huy động vốn trong nước còn có những hạn chế, mỗi đợt phát hành trái phiếu tại các doanh nghiệp tầm cỡ cũng chỉ đạt ở mức 1.000 tỷ đồng đến 2.000 tỷ đồng. Trong khi có dự án nhu cầu huy động vốn cần tới cả tỷ USD, thì giải pháp hữu hiệu là huy động trái phiếu quốc tế.
Dưới góc độ tư vấn phát hành quốc tế, Ông Trần Nhật Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Woori CBV cho biết: “Woori có kinh nghiệm tư vấn tài chính quốc tế gần 70 năm với quy trình quản lý rủi ro riêng, nhưng trong quá trình tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam thì một trong những điểm chúng tôi lo ngại là tính ổn định về pháp lý. Bởi sự rủi ro trong thay đổi chính sách và hành lang pháp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.”
Một số chuyên gia cho rằng, quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay không thống nhất và chưa có quy chuẩn rõ ràng đang là vật cản để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển và ổn định.
Nhìn nhận các mặt còn hạn chế về quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho biết, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam đang triển khai các hoạt động và dự án thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ để tạo ra chuẩn mực cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
“Hiệp hội đã tham gia góp ý kiến với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Nghị định 52 và 53 theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam,” ông Quỳnh nói./.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, kể từ năm 2009 đến nay đã có 66.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó có tới 40.000 tỷ đồng được tư vấn, thu xếp bởi các Định chế tài chính, phần còn lại chủ yếu là trái phiếu do các Tổ chức tín dụng trực tiếp phát hành.
Không chỉ phát hành trái phiếu trong nước, một số công ty đã triển khai phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và bước đầu đạt các kết quả khả quan.
Điển hình như Tập đoàn Vincom phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế với giá trị đạt 100 triệu USD. Tiếp đến, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai công bố phát hành 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi tương đương 1.100 tỷ đồng cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore)…
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, họ cũng đang hoàn tất các thủ tục cần thiết cho kế hoạch phát hành 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2010.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, trên thị trường vốn, nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh huy động vốn mới và hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng về quy mô.
Song, ông Quỳnh cũng thẳng thắn chỉ ra, vì là một thị trường trái phiếu non trẻ nên khung pháp lý hiện tại vẫn chưa được đầy đủ và còn có những điểm thiếu phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, những nhận thức và hiểu biết về các sản phẩm trái phiếu của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Đại diện phụ trách mảng tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại một ngân hàng có hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu hàng đầu trong nước cho biết, cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước đang dựa trên Nghị định 52/2006/NĐ-CP và phát hành trái phiếu quốc tế tại Nghị định 53/2009/NĐ-CP.
Nghị định thì chi tiết nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện, dẫn đến có một vài khó khăn, hạn chế như đối tượng được phát hành trái phiếu chưa rõ ràng.
Mặt khác, điều kiện doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có báo cáo kiểm toán. Mà thông thường đầu quý II hàng năm, các báo cáo kiểm toán mới hoàn chỉnh, như vậy vô hình chung quý I sẽ không có đợt phát trái phiếu nào của doanh nghiệp.
“Hiện Việt Nam chưa có những quy trình uy tín đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thống nhất, vì vậy các tổ chức tài chính tư vấn, bảo lãnh phát hành thường đánh giá doanh nghiệp dưới lăng kính của các khoản vay (như một sản phẩm tín dụng), điều kiện này dẫn đến thiệt thòi cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư,” vị đại diện trên chỉ ra một số bất cập.
Ông Nguyễn Quốc Ân, thành viên Hội đồng quản trị, phụ trách lĩnh vực tài chính của Công ty cổ phần Việt Nam, đơn vị vừa phát hành thành công đợt trái phiếu chuyển đổi trị giá 40 tỷ đồng trong tháng Chín này cho hay: “Đây là đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ nên thủ tục pháp lý tương đối đơn giản, nhưng công ty cũng gặp một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.”
Ông Ân cho biết, khi tiếp cận tìm kiếm đối tác tư vấn phát hành, mỗi công ty đưa ra mẫu hợp đồng và mức phí thu khác nhau. Rồi định nghĩa về phí thành công của các công ty tư vấn cũng không giống nhau, nhiều câu chữ trong hợp đồng lại khó xác định vì vậy doanh nghiệp phát hành lần đầu dễ bị thiệt thòi nếu quá trình phát hành gặp rủi ro.
Thêm vào đó, thời gian hoàn tất thủ tục là tương đối dài, đợt phát hành vừa qua kéo dài hơn hai tháng, vượt qua mức kỳ vọng của công ty, khiến kế hoạch sử dụng vốn cũng bị tác động ít nhiều.
“Một số vấn đề khác liên quan đến quy định pháp lý, như quy định về lưu ký trái phiếu chưa chỉ rõ tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn hay nhà đầu tư đứng ra giữ sổ, thành ra cả công ty và nhà đầu tư cùng lúng túng và thiếu an tâm. Hoặc quy định mỗi đợt phát hành cách nhau sáu tháng cũng là một yếu tố hạn chế tính chủ động trong các kế hoạch huy động vốn cho các dự án của doanh nghiệp,” ông Ân nói.
Một thực tế, nguồn huy động vốn trong nước còn có những hạn chế, mỗi đợt phát hành trái phiếu tại các doanh nghiệp tầm cỡ cũng chỉ đạt ở mức 1.000 tỷ đồng đến 2.000 tỷ đồng. Trong khi có dự án nhu cầu huy động vốn cần tới cả tỷ USD, thì giải pháp hữu hiệu là huy động trái phiếu quốc tế.
Dưới góc độ tư vấn phát hành quốc tế, Ông Trần Nhật Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Woori CBV cho biết: “Woori có kinh nghiệm tư vấn tài chính quốc tế gần 70 năm với quy trình quản lý rủi ro riêng, nhưng trong quá trình tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam thì một trong những điểm chúng tôi lo ngại là tính ổn định về pháp lý. Bởi sự rủi ro trong thay đổi chính sách và hành lang pháp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.”
Một số chuyên gia cho rằng, quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay không thống nhất và chưa có quy chuẩn rõ ràng đang là vật cản để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển và ổn định.
Nhìn nhận các mặt còn hạn chế về quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho biết, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam đang triển khai các hoạt động và dự án thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ để tạo ra chuẩn mực cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
“Hiệp hội đã tham gia góp ý kiến với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Nghị định 52 và 53 theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam,” ông Quỳnh nói./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)