Theo Thứ trưởng Thương mại Mỹ, Francisco Sanchez, các doanh nghiệp Mỹ mong muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường sắt và sân bay tại Indonesia, song lo ngại về nạn hối lộ và tình trạng thiếu sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước này.
Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Indonesia thông qua đầu tư và thúc đẩy thương mại song phương hiện đạt 23 tỷ USD mỗi năm, tương đương 2/3 thương mại của Indonesia với Trung Quốc.
Chính phủ Indonesia có kế hoạch trong tuần tới sẽ mời chào các nhà đầu tư tham gia các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 32 tỷ USD, khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này tìm kiếm nguồn tài chính để nâng cấp mạng lưới giao thông.
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện vừa là một cơ hội đầu tư vừa là một trở ngại cho tăng trưởng của Indonesia. Những lĩnh vực khác ở Indonesia mà các nhà đầu tư Mỹ đang quan tâm là y tế, nông nghiệp và năng lượng sạch.
Indonesia đã mở cửa lĩnh vực y tế cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm ngoái và đang nỗ lực tăng cường an ninh lương thực cũng như phát triển điện địa nhiệt, lĩnh vực mà tập đoàn năng lượng Chevron của Mỹ đã đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Indonesia tăng trong năm qua, nhưng nguồn vốn đến từ châu Á nhiều hơn là từ Mỹ hay châu Âu. Nhật Bản đã cam kết đầu tư hơn 50 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng tại Indonesia.
Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang, cam kết đẩy lùi nạn tham nhũng, mối lo ngại của nhiều nhà đầu tư.
Ông Sanchez cho rằng Indonesia cần đẩy mạnh cải cách hơn nữa nhằm tăng tính minh bạch, từ đó hấp dẫn đầu tư. Sự điều chỉnh chính sách là một lo ngại lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên với những quy định được đặt ra nhằm giảm quyền sở hữu của nước ngoài.
Exxon Mobil đang trong quá trình đàm phán kéo dài về các mỏ khí đốt, trong khi các nhà chức trách các địa phương ở Indonesia đang cạnh tranh với chính phủ để giành cổ phần trong một mỏ niken do công ty khai mỏ Newmont của Mỹ điều hành./.
Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Indonesia thông qua đầu tư và thúc đẩy thương mại song phương hiện đạt 23 tỷ USD mỗi năm, tương đương 2/3 thương mại của Indonesia với Trung Quốc.
Chính phủ Indonesia có kế hoạch trong tuần tới sẽ mời chào các nhà đầu tư tham gia các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 32 tỷ USD, khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này tìm kiếm nguồn tài chính để nâng cấp mạng lưới giao thông.
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện vừa là một cơ hội đầu tư vừa là một trở ngại cho tăng trưởng của Indonesia. Những lĩnh vực khác ở Indonesia mà các nhà đầu tư Mỹ đang quan tâm là y tế, nông nghiệp và năng lượng sạch.
Indonesia đã mở cửa lĩnh vực y tế cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm ngoái và đang nỗ lực tăng cường an ninh lương thực cũng như phát triển điện địa nhiệt, lĩnh vực mà tập đoàn năng lượng Chevron của Mỹ đã đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Indonesia tăng trong năm qua, nhưng nguồn vốn đến từ châu Á nhiều hơn là từ Mỹ hay châu Âu. Nhật Bản đã cam kết đầu tư hơn 50 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng tại Indonesia.
Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang, cam kết đẩy lùi nạn tham nhũng, mối lo ngại của nhiều nhà đầu tư.
Ông Sanchez cho rằng Indonesia cần đẩy mạnh cải cách hơn nữa nhằm tăng tính minh bạch, từ đó hấp dẫn đầu tư. Sự điều chỉnh chính sách là một lo ngại lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên với những quy định được đặt ra nhằm giảm quyền sở hữu của nước ngoài.
Exxon Mobil đang trong quá trình đàm phán kéo dài về các mỏ khí đốt, trong khi các nhà chức trách các địa phương ở Indonesia đang cạnh tranh với chính phủ để giành cổ phần trong một mỏ niken do công ty khai mỏ Newmont của Mỹ điều hành./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)