Vấn đề nhức nhối hiện nay là làm thế nào để giải phóng được hàng tồn kho của doanh nghiệp? Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng để ổn định sản xuất kinh doanh...
Đó là những câu hỏi trăn trở của hàng chục doanh nghiệp tại Diễn đàn “Kết nối ngân hàng-doanh nghiệp: Cơ hội vốn cuối năm 2012” do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20/9 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, kịp thời nắm bắt cơ hội đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thừa vốn, thừa hàng... nhưng thiếu tiền
Theo tiến sỹ Nguyễn Đại Lai, năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang trong tình trạng báo động. Phần lớn tín dụng bơm ra trong 8 tháng qua chủ yếu để người vay trả nợ cũ hoặc để đảo nợ, làm cho tổng dư nợ vẫn “dẫm chân” xung quanh mức cũ.
Ông Lai cho rằng, sức ỳ của nền kinh tế biểu hiện rõ qua năng lực hấp thụ vốn rất yếu của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ thì cung đang lớn hơn cầu, tức là sức mua rất yếu. Đối với thị trường vốn cũng có tình trạng ứ đọng, không tìm được nhiều khách hàng đủ điều kiện hấp thụ vốn mới hiệu quả và an toàn để bán vốn. Như vậy cả nền kinh tế đang trong trạng thái tổng quát: “thừa vốn, thừa hàng và thiếu tiền”.
Tại Diễn đàn, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng bày tỏ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi, chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex) cho biết, hiện tại ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp cần sản xuất lại không tiếp cận được. Thực tế, tiền từ ngân hàng chưa về tay doanh nghiệp, hai bên chưa có tiếng nói chung.
"Doanh nghiệp nào đang tồn tại thì ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ, nên bỏ vốn để giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Như ngành chăn nuôi của chúng tôi, nếu ngân hàng không hỗ trợ sẽ bỏ chuồng hết, và nếu như thế, cuối năm nay dân sẽ phải mua thịt lợn giá cao, rồi thịt lợn nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Do đó tôi đề nghị ngân hàng và Nhà nước phải vào cuộc để viễn cảnh trên sẽ không diễn ra", ông Lý nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Lý, ông Lại Văn Toàn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Lạng Sơn cũng đưa ra lý do vì sao ngân hàng và doanh nghiệp chưa gặp nhau. Đó là do hệ lụy từ thời gian vừa qua lãi suất quá cao lớn, nên dẫn tới nợ xấu quá lớn đã tạo quan hệ rất căng thẳng với nhau.
Theo ông Toàn, mặc dù Nhà nước cũng hạ lãi suất để hai bên có thể gặp nhau nhưng vẫn còn rất khó khăn, doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều cơ hội tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng. Đây là một điều rất buồn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm nữa, các điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.
Ngân hàng - doanh nghiệp cần gặp nhau
Cả ngành ngân hàng hiện đang tích cực tìm khách hàng và hạ lãi suất để bơm vốn, cứu doanh nghiệp tức là tự cứu mình. Đã có nhiều khoản cho vay xuống thấp, thậm chí còn thấp hơn cả mức trần huy động. Tuy nhiên tại diễn đàn, hầu hết các đại biểu đều cho rằng doanh nghiệp vẫn đang rất khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và đề nghị ngân hàng và doanh nghiệp nên ngồi lại với nhau để tìm được tiếng nói chung.
Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ, “là luật sư tôi cũng giúp doanh nghiệp nhiều nhưng lại rất buồn vì là đi giúp họ làm các thủ tục để phá sản. Doanh nghiệp có cơ hội sống sót không còn nhiều, các doanh nghiệp tồn tại đến thời điểm này rồi thì ngân hàng nên có quy định phù hợp để doanh nghiệp được vay vốn."
Ông Hải còn đưa ra ý kiến, hàng quý các ngân hàng nên tổ chức hội chợ ngân hàng tại các địa phương, mời các doanh nghiệp đến để lãnh đạo các ngân hàng tiếp xúc với doanh nghiệp chứ không phải để nhân viên tiếp xúc, có như vậy thì lãnh đạo ngân hàng mới hiểu hết được doanh nghiệp.
Ông Toàn cũng kiến nghị, khi doanh nghiệp tới vay vốn, ngân hàng vẫn sử dụng các tiêu chí như bình thường thì rất khó cho những doanh nghiệp, nên chăng ngân hàng nên giảm bớt và có tiêu chí cụ thể để phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay. Ngân hàng không nên nhìn nhận mình ở trên và gây khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn. Do đó, các ngân hàng nên đi thực địa để nắm bắt và có điều kiện phù hợp khi cho vay vốn.
Đồng tình với các quan điểm trên, ông Lai cũng cho rằng, hơn lúc nào hết các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ theo nguyên tắc “buôn có bạn, bán có phường” thông qua các Hiệp Hội ngành nghề để tổ chức hình thành các kênh phân phối hợp lý, có tổ chức từ sản xuất tới tiêu dùng ở tất cả các tỉnh, thành phố theo đặc thù truyền thống địa phương, ở trong nước và tổ chức các dòng sản phẩm ra các thị trường nước ngoài.
Đối với ngân hàng, theo ông Lai, Ngân hàng Nhà nước nên làm đầu mối mua vốn của ngân hàng thương mại thừa vốn với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước ấn định trừ đi 1% và bán lại cho ngân hàng thương mại thiếu bằng hoặc xấp xỉ lãi suất tái cấp vốn cùng kỳ, không cao hơn lãi suất cho vay ngoài thị trường 1. Như vậy, doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp.
Tại diễn đàn, dại diện cho Ngân hàng Phwong Đông (OCB), ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc OCB cho biết, để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, OCB đang triển khai những gói sản phẩm cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động xanh, sạch trong sản xuất-kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị giảm ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp có lãnh đạo là nữ thì lãi suất cho vay được giảm 1,5 - 2%/năm so với lãi suất thông thường.
Theo ông Linh, doanh nghiệp nên tiếp cận với các gói vay trên và tận dụng linh động các kỳ hạn vay tại ngân hàng. Có khi doanh nghiệp chỉ cần vay tiền trong 3 tuần cũng được vay với lãi suất vay rẻ hơn 3%/năm so với kỳ hạn 1 tháng. Bên cạnh giảm lãi suất, đa dạng các sản phẩm, OCB còn cải thiện quy trình thủ tục sao cho nhanh gọn và đơn giản, cải thiện kỹ năng đánh giá doanh nghiệp.
Đại diện cho các ngân hàng, bà Trần Thị Hồng Hạnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thông qua triển khai thực hiện tốt chính sách cho vay; làm tốt công tác dự báo nhu cầu tín dụng của khách hàng từ nay đến cuối năm để có kế hoạch cân đối nguồn vốn; chủ động tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng để rà soát, đánh giá lại các khoản nợ, cùng doanh nghiệp bàn bạc, xử lý các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, bà Hạnh cũng cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với khả năng, tình hình tài chính và sở trường của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính để tạo điều kiện cho các ngân hàng xem xét, quyết định cung ứng vốn tín dụng chính xác./.
Đó là những câu hỏi trăn trở của hàng chục doanh nghiệp tại Diễn đàn “Kết nối ngân hàng-doanh nghiệp: Cơ hội vốn cuối năm 2012” do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20/9 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, kịp thời nắm bắt cơ hội đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thừa vốn, thừa hàng... nhưng thiếu tiền
Theo tiến sỹ Nguyễn Đại Lai, năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang trong tình trạng báo động. Phần lớn tín dụng bơm ra trong 8 tháng qua chủ yếu để người vay trả nợ cũ hoặc để đảo nợ, làm cho tổng dư nợ vẫn “dẫm chân” xung quanh mức cũ.
Ông Lai cho rằng, sức ỳ của nền kinh tế biểu hiện rõ qua năng lực hấp thụ vốn rất yếu của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ thì cung đang lớn hơn cầu, tức là sức mua rất yếu. Đối với thị trường vốn cũng có tình trạng ứ đọng, không tìm được nhiều khách hàng đủ điều kiện hấp thụ vốn mới hiệu quả và an toàn để bán vốn. Như vậy cả nền kinh tế đang trong trạng thái tổng quát: “thừa vốn, thừa hàng và thiếu tiền”.
Tại Diễn đàn, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng bày tỏ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi, chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex) cho biết, hiện tại ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp cần sản xuất lại không tiếp cận được. Thực tế, tiền từ ngân hàng chưa về tay doanh nghiệp, hai bên chưa có tiếng nói chung.
"Doanh nghiệp nào đang tồn tại thì ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ, nên bỏ vốn để giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Như ngành chăn nuôi của chúng tôi, nếu ngân hàng không hỗ trợ sẽ bỏ chuồng hết, và nếu như thế, cuối năm nay dân sẽ phải mua thịt lợn giá cao, rồi thịt lợn nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Do đó tôi đề nghị ngân hàng và Nhà nước phải vào cuộc để viễn cảnh trên sẽ không diễn ra", ông Lý nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Lý, ông Lại Văn Toàn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Lạng Sơn cũng đưa ra lý do vì sao ngân hàng và doanh nghiệp chưa gặp nhau. Đó là do hệ lụy từ thời gian vừa qua lãi suất quá cao lớn, nên dẫn tới nợ xấu quá lớn đã tạo quan hệ rất căng thẳng với nhau.
Theo ông Toàn, mặc dù Nhà nước cũng hạ lãi suất để hai bên có thể gặp nhau nhưng vẫn còn rất khó khăn, doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều cơ hội tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng. Đây là một điều rất buồn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm nữa, các điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.
Ngân hàng - doanh nghiệp cần gặp nhau
Cả ngành ngân hàng hiện đang tích cực tìm khách hàng và hạ lãi suất để bơm vốn, cứu doanh nghiệp tức là tự cứu mình. Đã có nhiều khoản cho vay xuống thấp, thậm chí còn thấp hơn cả mức trần huy động. Tuy nhiên tại diễn đàn, hầu hết các đại biểu đều cho rằng doanh nghiệp vẫn đang rất khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và đề nghị ngân hàng và doanh nghiệp nên ngồi lại với nhau để tìm được tiếng nói chung.
Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ, “là luật sư tôi cũng giúp doanh nghiệp nhiều nhưng lại rất buồn vì là đi giúp họ làm các thủ tục để phá sản. Doanh nghiệp có cơ hội sống sót không còn nhiều, các doanh nghiệp tồn tại đến thời điểm này rồi thì ngân hàng nên có quy định phù hợp để doanh nghiệp được vay vốn."
Ông Hải còn đưa ra ý kiến, hàng quý các ngân hàng nên tổ chức hội chợ ngân hàng tại các địa phương, mời các doanh nghiệp đến để lãnh đạo các ngân hàng tiếp xúc với doanh nghiệp chứ không phải để nhân viên tiếp xúc, có như vậy thì lãnh đạo ngân hàng mới hiểu hết được doanh nghiệp.
Ông Toàn cũng kiến nghị, khi doanh nghiệp tới vay vốn, ngân hàng vẫn sử dụng các tiêu chí như bình thường thì rất khó cho những doanh nghiệp, nên chăng ngân hàng nên giảm bớt và có tiêu chí cụ thể để phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay. Ngân hàng không nên nhìn nhận mình ở trên và gây khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn. Do đó, các ngân hàng nên đi thực địa để nắm bắt và có điều kiện phù hợp khi cho vay vốn.
Đồng tình với các quan điểm trên, ông Lai cũng cho rằng, hơn lúc nào hết các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ theo nguyên tắc “buôn có bạn, bán có phường” thông qua các Hiệp Hội ngành nghề để tổ chức hình thành các kênh phân phối hợp lý, có tổ chức từ sản xuất tới tiêu dùng ở tất cả các tỉnh, thành phố theo đặc thù truyền thống địa phương, ở trong nước và tổ chức các dòng sản phẩm ra các thị trường nước ngoài.
Đối với ngân hàng, theo ông Lai, Ngân hàng Nhà nước nên làm đầu mối mua vốn của ngân hàng thương mại thừa vốn với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước ấn định trừ đi 1% và bán lại cho ngân hàng thương mại thiếu bằng hoặc xấp xỉ lãi suất tái cấp vốn cùng kỳ, không cao hơn lãi suất cho vay ngoài thị trường 1. Như vậy, doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp.
Tại diễn đàn, dại diện cho Ngân hàng Phwong Đông (OCB), ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc OCB cho biết, để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, OCB đang triển khai những gói sản phẩm cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động xanh, sạch trong sản xuất-kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị giảm ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp có lãnh đạo là nữ thì lãi suất cho vay được giảm 1,5 - 2%/năm so với lãi suất thông thường.
Theo ông Linh, doanh nghiệp nên tiếp cận với các gói vay trên và tận dụng linh động các kỳ hạn vay tại ngân hàng. Có khi doanh nghiệp chỉ cần vay tiền trong 3 tuần cũng được vay với lãi suất vay rẻ hơn 3%/năm so với kỳ hạn 1 tháng. Bên cạnh giảm lãi suất, đa dạng các sản phẩm, OCB còn cải thiện quy trình thủ tục sao cho nhanh gọn và đơn giản, cải thiện kỹ năng đánh giá doanh nghiệp.
Đại diện cho các ngân hàng, bà Trần Thị Hồng Hạnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thông qua triển khai thực hiện tốt chính sách cho vay; làm tốt công tác dự báo nhu cầu tín dụng của khách hàng từ nay đến cuối năm để có kế hoạch cân đối nguồn vốn; chủ động tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng để rà soát, đánh giá lại các khoản nợ, cùng doanh nghiệp bàn bạc, xử lý các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, bà Hạnh cũng cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với khả năng, tình hình tài chính và sở trường của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính để tạo điều kiện cho các ngân hàng xem xét, quyết định cung ứng vốn tín dụng chính xác./.
Minh Thúy (Vietnam+)