Doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO

Ông Cao Sĩ Khiêm, Chủ tịch Hiệp hội Vinasme, nhận định qua các năm gia nhập và thực hiện Hiệp định WTO, Việt Nam đã đạt được bốn thành quả tích cực, gồm tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhanh; đạt tốc độ cao trong xuất khẩu; nâng cao giá trị, chất lượng, mẫu mã hàng hóa và cải thiện, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm quản lý cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nền kinh tế đất nước cũng đứng trước những thách thức rất lớn và điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp trong nước, đó là thể chế ngày càng được hoàn thiện nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo có hệ thống còn hạn chế; khả năng hiểu biết về luật lệ, văn hóa kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp cần phải cải thiện…
Ngày 19/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) đã tổ chức Diễn đàn kinh tế doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO với chủ đề “Thách thức - Giải pháp - Phát triển.”

Ông Cao Sĩ Khiêm, Chủ tịch Hiệp hội Vinasme, nhận định qua các năm gia nhập và thực hiện Hiệp định WTO, Việt Nam đã đạt được bốn thành quả tích cực, gồm tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhanh; đạt tốc độ cao trong xuất khẩu; nâng cao giá trị, chất lượng, mẫu mã hàng hóa và cải thiện, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm quản lý cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nền kinh tế đất nước cũng đứng trước những thách thức rất lớn và điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp trong nước, đó là thể chế ngày càng được hoàn thiện nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo có hệ thống còn hạn chế; khả năng hiểu biết về luật lệ, văn hóa kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp cần phải cải thiện…

Tại diễn đàn, một số doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất của các đơn vị sản xuất, kinh doanh hiện nay là vấn đề về vốn, công nghệ, thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm…

Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần may quốc tế Thắng Lợi, cho rằng trong những năm gần đây đường lối, chính sách của Nhà nước ngày càng tiến bộ và sát cánh cùng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, giải pháp quản lý hệ thống ngân hàng và tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Trong bối cảnh tham gia sâu vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư công nghệ, nhà xưởng, xây dựng thương hiệu… để thu hút đối tác nước ngoài.

Theo các chuyên gia, tình trạng những hệ thống ngân hàng hạn chế cho doanh nghiệp vay là do thị trường đang có sức mua chậm, khả năng tiêu thụ và bán hàng kém, dẫn đến sản xuất trì tuệ và tình trạng nợ xấu; đồng thời một số doanh nghiệp khi được vay vốn lại sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Dù vậy, vấn đề ưu tiên hiện tại của doanh nghiệp không còn là vốn và lãi suất nữa, mà là giải quyết vấn đề tồn kho và nợ xấu, để tiếp cận nguồn vốn doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn vay; đưa ra kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả thông qua việc tự đánh gia tiềm năng, điểm mạnh của đơn vị mình.

Song song đó, doanh nghiệp phải cập nhật, bám sát định hướng phát triển của Chính phủ, xem xét thị trường để có chiến lược hoạt động phù hợp và phát triển bền vững./.

Mỹ Phương (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục