Các chuyên gia tài chính trong lĩnh vực bóng đá của hãng kiểm toán Deloitte ước tính doanh thu của các câu lạc bộ đang chơi ở Giải Ngoại hạng Anh Premier League trong mùa bóng 2013-2014 sẽ tăng 25% so với mùa bóng trước lên 3,1 tỷ bảng (khoảng 4,8 tỷ USD) khi mà thỏa thuận bản quyền truyền hình mới bắt đầu có hiệu lực.
Theo các chuyên gia, đây sẽ là lần đầu tiên doanh thu của 20 câu lạc bộ Premier League vượt ngưỡng 3 tỷ bảng. Khoản doanh thu khổng lồ này, cùng với các quy định về chi tiêu mới, có thể mang lại những lợi ích to lớn đối với sự phát triển lâu dài của bóng đá Anh.
Các chuyên gia của Deloitte cho biết doanh thu của các đội bóng hàng đầu "Xứ sở Sương mù" đạt 2,36 tỷ bảng (gần 3,7 tỷ USD) trong mùa bóng 2011-2012 và con số này ước tính tăng lên 2,5 tỷ bảng (3,9 tỷ USD) trong mùa bóng 2012-2013.
Nếu tính tổng doanh thu của tất cả 92 câu lạc bộ đang chơi tại các giải chuyên nghiệp ở Anh thì con số này đã vượt ngưỡng 3 tỷ bảng lần đầu tiên trong mùa giải 2011-2012.
Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về tỷ lệ doanh thu dành cho việc chi trả tiền lương cho các cầu thủ khi mà gần 75% số tiền doanh thu tăng thêm trong mùa bóng 2011-2012 rơi vào túi các cầu thủ.
Trong mùa giải 2011-2012, các câu lạc bộ Premier League đã phải chi tới 1,7 tỷ bảng (hơn 2,6 tỷ USD) để trả lương cho các cầu thủ, tăng 4% (64 triệu bảng) so với mùa bóng trước đó. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lương/doanh thu ở Giải Ngoại hạng Anh vẫn duy trì ở mức 70%.
Trong khi đó, ở Giải bóng đá hạng nhất Anh (Championship), số tiền trả lương cho các cầu thủ trong mùa bóng 2011-2012 cũng tăng thêm 53 triệu bảng (82 triệu USD), tương đương 13%, lên 476 triệu bảng (738 triệu USD).
Tính đến mùa Hè năm 2012, tổng nợ của các câu lạc bộ Premier League đã lên tới 2,4 tỷ bảng (3,7 tỷ USD), trong đó 1,4 tỷ bảng (2,2 tỷ USD) là các khoản vay không có lãi từ chủ sở hữu của các đội bóng này, giảm nhẹ so với con số 1,5 tỷ bảng trong năm trước đó.
Ba câu lạc bộ Chelsea, Newcastle United và Queens Park Rangers chiếm tới 90% khoản vay không lãi suất này, với số nợ lần lượt là 895 triệu bảng (1,4 tỷ USD), 267 triệu bảng (414 triệu USD) và 93 triệu bảng (144 triệu USD)./.
Theo các chuyên gia, đây sẽ là lần đầu tiên doanh thu của 20 câu lạc bộ Premier League vượt ngưỡng 3 tỷ bảng. Khoản doanh thu khổng lồ này, cùng với các quy định về chi tiêu mới, có thể mang lại những lợi ích to lớn đối với sự phát triển lâu dài của bóng đá Anh.
Các chuyên gia của Deloitte cho biết doanh thu của các đội bóng hàng đầu "Xứ sở Sương mù" đạt 2,36 tỷ bảng (gần 3,7 tỷ USD) trong mùa bóng 2011-2012 và con số này ước tính tăng lên 2,5 tỷ bảng (3,9 tỷ USD) trong mùa bóng 2012-2013.
Nếu tính tổng doanh thu của tất cả 92 câu lạc bộ đang chơi tại các giải chuyên nghiệp ở Anh thì con số này đã vượt ngưỡng 3 tỷ bảng lần đầu tiên trong mùa giải 2011-2012.
Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về tỷ lệ doanh thu dành cho việc chi trả tiền lương cho các cầu thủ khi mà gần 75% số tiền doanh thu tăng thêm trong mùa bóng 2011-2012 rơi vào túi các cầu thủ.
Trong mùa giải 2011-2012, các câu lạc bộ Premier League đã phải chi tới 1,7 tỷ bảng (hơn 2,6 tỷ USD) để trả lương cho các cầu thủ, tăng 4% (64 triệu bảng) so với mùa bóng trước đó. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lương/doanh thu ở Giải Ngoại hạng Anh vẫn duy trì ở mức 70%.
Trong khi đó, ở Giải bóng đá hạng nhất Anh (Championship), số tiền trả lương cho các cầu thủ trong mùa bóng 2011-2012 cũng tăng thêm 53 triệu bảng (82 triệu USD), tương đương 13%, lên 476 triệu bảng (738 triệu USD).
Tính đến mùa Hè năm 2012, tổng nợ của các câu lạc bộ Premier League đã lên tới 2,4 tỷ bảng (3,7 tỷ USD), trong đó 1,4 tỷ bảng (2,2 tỷ USD) là các khoản vay không có lãi từ chủ sở hữu của các đội bóng này, giảm nhẹ so với con số 1,5 tỷ bảng trong năm trước đó.
Ba câu lạc bộ Chelsea, Newcastle United và Queens Park Rangers chiếm tới 90% khoản vay không lãi suất này, với số nợ lần lượt là 895 triệu bảng (1,4 tỷ USD), 267 triệu bảng (414 triệu USD) và 93 triệu bảng (144 triệu USD)./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)