Là xã có 90% người dân tộc Hà Nhì định cư nơi giáp biên địa đầu của Tổ quốc, xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai quanh năm suốt tháng chìm trong sương mù dầy đặc, địa hình hiểm trở, kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Không như các dân tộc ít người khác thường ăn Tết vào ngày âm lịch cuối năm, họ tổ chức Tết cổ truyền của mình vào tháng Giêng hàng năm nhưng không có ngày cố định, được gọi là Tết thiếu nhi (hay còn gọi là Tết Gà Ma O) với mong muốn xua đuổi bệnh tật, cầu chúc cho con trẻ trong thôn, bản có sức khỏe, học hành tốt.
Tết thiếu nhi thường tổ chức sau Lễ cúng rừng vào ngày Thìn tháng Giêng tại nhà trưởng dòng họ hoặc nhà già làng hay thầy cúng. Do năm Tân Mão 2011, ngày Thìn rơi vào ngày mồng 4 Tết Nguyên Đán nên Lễ cúng rừng được chuyển tới ngày 16 tháng Giêng, vì thế Tết thiếu nhi được người Hà Nhì tổ chức chậm hơn so với các năm trước.
Mặt khác, năm nay mùa màng thuận lợi, Tết thiếu nhi của người Hà Nhì cũng làm to hơn mọi năm, người dân náo nức mổ lợn, giết gà để làm lễ, với mong muốn năm mới mọi nhà đều trồng lúa được tốt tươi cho năng suất cao để xóa cái đói, tránh xa được cái nghèo.
Từ sáng sớm trong ngày Tết này, mỗi gia đình trong thôn hoặc trong dòng họ phải mang một mâm cơm gồm 10 món đặc trưng, gồm gà luộc, lạc rang, đỗ tương, trứng rang, dồi lợn, rau cải luộc, bí đỏ luộc, khoai lang luộc, khoai sọ, khoai tây, xôi nếp, rượu trắng. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng được làm cỗ cúng, những nhà có người chết trong vòng 3 năm không được làm và tham dự ngày Tết thiếu nhi.
Các mâm cơm được xếp hàng thành hai dãy song song ngoài sân, phía đầu sân là mâm cơm chính của trưởng dòng họ hoặc của thầy cúng. Ngay cạnh mâm cơm chính là mâm cơm thờ trong ngày Tết được bày dưới đất với đủ các món, được trang trí hoa đào, hoa rừng, các ống tre đựng rượu tượng trưng có cắm các vòi hút rượu.
Bắt đầu buổi lễ Tết thiếu nhi, trưởng dòng họ hoặc thầy cúng sẽ khấn trước bàn thờ, rồi đến đại diện thành viên mỗi gia đình. Sau thủ tục này, thầy cúng và mỗi người ai ngồi mâm nhà nấy, mỗi người đàn ông một mâm cùng nhau uống rượu, nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái, kinh nghiệm sản xuất. Trong khi đó, phụ nữ thì ngồi chung năm bảy người một mâm bên cạnh bếp lửa trong nhà, trẻ em không được ngồi chung với người lớn.
Buỗi lễ kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối. Sau đó người lớn sẽ phát lộc, từng đứa trẻ trong làng đứng xếp thành hàng và lạy người già lấy phúc, lấy tuổi và ban phát lộc cho các cháu. Chúc cho con cháu mình luôn khỏe mạnh, sống đoàn kết biết yêu thương đồng bào, yêu làng yêu bản.
Ông Tráng A Lù, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Y Tý, cho biết Tết thiếu nhi là một phong tục tốt đẹp đã có từ ngàn đời nay của dân tộc người Hà Nhì. Đây là dịp để những người già trong làng truyền đạt kinh nghiệm sống, lao động, sản xuất, ứng xử trong gia đình, căn dặn các thế hệ kế cận tránh xa các thói hư tật xấu để trở thành người có ích trong xã hội. Từ việc làm này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, bảo vệ đất đai nơi biên giới.
Chia tay Y Tý trong tiết trời giá lạnh, chúng tôi không khỏi quyến luyến với hơi ấm được toát ra từ những mái nhà trình tường ngày Tết thiếu nhi. Trải qua bao đời cái phong tục tốt đẹp ấy vẫn được bảo tồn và phát huy cho đến ngày nay, với những giá trị trường tồn của nó vẫn còn giữ nguyên vẹn sự kỳ bí cổ xưa./.
Không như các dân tộc ít người khác thường ăn Tết vào ngày âm lịch cuối năm, họ tổ chức Tết cổ truyền của mình vào tháng Giêng hàng năm nhưng không có ngày cố định, được gọi là Tết thiếu nhi (hay còn gọi là Tết Gà Ma O) với mong muốn xua đuổi bệnh tật, cầu chúc cho con trẻ trong thôn, bản có sức khỏe, học hành tốt.
Tết thiếu nhi thường tổ chức sau Lễ cúng rừng vào ngày Thìn tháng Giêng tại nhà trưởng dòng họ hoặc nhà già làng hay thầy cúng. Do năm Tân Mão 2011, ngày Thìn rơi vào ngày mồng 4 Tết Nguyên Đán nên Lễ cúng rừng được chuyển tới ngày 16 tháng Giêng, vì thế Tết thiếu nhi được người Hà Nhì tổ chức chậm hơn so với các năm trước.
Mặt khác, năm nay mùa màng thuận lợi, Tết thiếu nhi của người Hà Nhì cũng làm to hơn mọi năm, người dân náo nức mổ lợn, giết gà để làm lễ, với mong muốn năm mới mọi nhà đều trồng lúa được tốt tươi cho năng suất cao để xóa cái đói, tránh xa được cái nghèo.
Từ sáng sớm trong ngày Tết này, mỗi gia đình trong thôn hoặc trong dòng họ phải mang một mâm cơm gồm 10 món đặc trưng, gồm gà luộc, lạc rang, đỗ tương, trứng rang, dồi lợn, rau cải luộc, bí đỏ luộc, khoai lang luộc, khoai sọ, khoai tây, xôi nếp, rượu trắng. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng được làm cỗ cúng, những nhà có người chết trong vòng 3 năm không được làm và tham dự ngày Tết thiếu nhi.
Các mâm cơm được xếp hàng thành hai dãy song song ngoài sân, phía đầu sân là mâm cơm chính của trưởng dòng họ hoặc của thầy cúng. Ngay cạnh mâm cơm chính là mâm cơm thờ trong ngày Tết được bày dưới đất với đủ các món, được trang trí hoa đào, hoa rừng, các ống tre đựng rượu tượng trưng có cắm các vòi hút rượu.
Bắt đầu buổi lễ Tết thiếu nhi, trưởng dòng họ hoặc thầy cúng sẽ khấn trước bàn thờ, rồi đến đại diện thành viên mỗi gia đình. Sau thủ tục này, thầy cúng và mỗi người ai ngồi mâm nhà nấy, mỗi người đàn ông một mâm cùng nhau uống rượu, nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái, kinh nghiệm sản xuất. Trong khi đó, phụ nữ thì ngồi chung năm bảy người một mâm bên cạnh bếp lửa trong nhà, trẻ em không được ngồi chung với người lớn.
Buỗi lễ kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối. Sau đó người lớn sẽ phát lộc, từng đứa trẻ trong làng đứng xếp thành hàng và lạy người già lấy phúc, lấy tuổi và ban phát lộc cho các cháu. Chúc cho con cháu mình luôn khỏe mạnh, sống đoàn kết biết yêu thương đồng bào, yêu làng yêu bản.
Ông Tráng A Lù, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Y Tý, cho biết Tết thiếu nhi là một phong tục tốt đẹp đã có từ ngàn đời nay của dân tộc người Hà Nhì. Đây là dịp để những người già trong làng truyền đạt kinh nghiệm sống, lao động, sản xuất, ứng xử trong gia đình, căn dặn các thế hệ kế cận tránh xa các thói hư tật xấu để trở thành người có ích trong xã hội. Từ việc làm này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, bảo vệ đất đai nơi biên giới.
Chia tay Y Tý trong tiết trời giá lạnh, chúng tôi không khỏi quyến luyến với hơi ấm được toát ra từ những mái nhà trình tường ngày Tết thiếu nhi. Trải qua bao đời cái phong tục tốt đẹp ấy vẫn được bảo tồn và phát huy cho đến ngày nay, với những giá trị trường tồn của nó vẫn còn giữ nguyên vẹn sự kỳ bí cổ xưa./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)