Chỉ còn hai tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ bắt đầu. Tại các trường, không khí ôn thi đã rất sôi sục. Cả thầy và trò đều đang nỗ lực cho kỳ “vượt vũ môn” thứ nhất, tiền đề cho cuộc “vượt vũ môn” lần hai là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng diễn ra ngay sau đó một tháng.
Ôn thi từ… đầu năm học
Không cần đợi đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố môn thi, toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đã khởi động việc chuẩn bị ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 ngay từ tháng 9/2011, khi năm học vừa mới bắt đầu.
Theo ông Thái Đình Huyên, Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học của tỉnh, do Điện Biên là khu vực miền núi, nhiều học sinh người dân tộc thiểu số nên lực học của các em hạn chế hơn các tỉnh bạn, nhất là so với miền xuôi. Mặt khác, do kinh tế khó khăn, các em không có điều kiện để mua nhiều tài liệu, sách vở, việc học thêm lại càng xa xỉ.
Dù luôn cố gắng nhưng năm nào kết quả thi tốt nghiệp của tỉnh cũng ở mức thấp so với cả nước.
Vì thế, việc ôn tập cho học sinh khối 12 luôn được Sở quan tâm ngay từ đầu năm học với phương châm vừa học vừa ôn, học tới đâu, ôn tập tới đó và thường xuyên nhắc lại kiến thức cũ để các em ghi nhớ.
Ngay từ 1/3, Sở đã đề nghị các trường lập kế hoạch ôn thi và ngay khi Bộ thông báo môn thi cụ thể, việc ôn tập được triển khai mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, Sở cũng quy định thời gian ôn tập không quá 180 tiết/tuần.
Đối với các trường dân tộc nội trú, kinh phí cho các buổi dạy ôn thi được tỉnh hỗ trợ. Các trường khác, kinh phí được huy động xã hội hoá, nhưng cũng không ít trường giáo viên dạy miễn phí vì người dân rất khó khăn.
Cũng theo vị lãnh đạo Sở này, mọi năm, Sở phải huy động giáo viên vùng thuận lợi đến bổ sung cho vùng khó khăn. Nhưng năm nay chưa thấy trường nào đề nghị Sở xin quân “tiếp viện.”
“Với những nỗ lực đó, chúng tôi hy vọng kết quả thi tốt nghiệp năm nay sẽ khá hơn,” ông Huyên vui vẻ cho biết.
Giống như Điện Biên, Nghệ An cũng thực hiện ôn tập ngay từ đầu năm, học đến đâu, ôn đến đó. Theo ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, việc xây dựng đề cương ôn tập các môn có thể thi tốt nghiệp đã được các trường sẵn sàng. Sở cũng chỉ đạo các trường phân loại học sinh theo lực học để có phương pháp ôn tập phù hợp.
Còn tại Quảng Ninh, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Cầm Thanh Hải cho biết, thầy và trò toàn tỉnh đang gấp rút hoàn thành chương trình các môn học, theo đúng kế hoạch ôn tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở cũng cử cán bộ “biệt phái” đến các trường khó khăn như giáo viên từ Hạ Long ra Ba Chẽ để hỗ trợ cho việc ôn thi của các trường ở khu vực này.
Lo môn sử, địa
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với hệ trung học phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ gồm các môn toán, văn, ngoại ngữ, hoá học, lịch sử và địa lý. Với hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi toán, lý, hóa, ngữ văn, lịch sử và địa lý.
Như vậy, cả ở hai hệ đều thi ba môn xã hội là văn, sử và địa. Điều này đang khiến không ít học sinh “choáng,” nhất là với hai môn sử và địa, là những môn học được coi là dài, dung lượng kiến thức lớn, đòi hỏi phải học thuộc nhiều và khó nhớ.
“Với hai môn thi này, em chỉ đặt mục tiêu mỗi môn 5 điểm,” Trần Văn Hoàng, học sinh trường Trung học phổ thông Phụ Dực (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) chia sẻ.
Tuy nhiên, để đạt điểm 5 với Hoàng cũng không dễ dàng, cậu phải dành ba tiếng mỗi ngày để ôn tập. “Nhưng đến giờ em vẫn thấy rối như mớ bòng bong,” Hoàng than thở.
Cũng theo Hoàng, không chỉ bản thân cậu mà ở trong lớp, rất nhiều bạn cũng đang lo lắng về hai môn thi này, vì đa số học sinh ôn thi đại học khối A.
Lo lắng các môn xã hội cũng là chia sẻ của Phương Thảo, học sinh trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Hà Nội.
Thảo cho biết, em ôn thi khối D nên môn văn không đáng ngại. Các môn toán và hoá cũng không quá khó để đạt điểm 5 vì thi tốt nghiệp chỉ yêu cầu kiến thức ở mức trung bình khá. Môn địa, thí sinh được mang Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi, sẽ hỗ trợ rất nhiều. “Nhưng môn lịch sử thì đúng là thách thức lớn,” Thảo lo lắng nói.
Theo cô Nguyễn Thanh Vân, giáo viên dạy môn sử, trường Trường Trung học phổ thông Việt Yên (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), để đạt 5 điểm môn sử không khó. Học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản, thường được hệ thống trong các tài liệu ôn thi tốt nghiệp hoặc vở ghi trên lớp các bài giảng của giáo viên là đủ.
Khi học, cần biết gạch ý chính, khái quát các giai đoạn lịch sử lớn để ghi nhớ. Nếu muốn đạt điểm cao hơn ở môn này các em cần có kỹ năng phân tích các sự kiện lịch sử, ý nghĩa của các sự kiện đó, mối liên hệ lôgíc với các giai đoạn trước và sau.
“Không nên học vẹt, học tủ vì như thế sẽ rất dễ nhầm lẫn các mốc sự kiện. Thời gian học tốt nhất là vào buổi sáng,” cô Vân nói./.
Ôn thi từ… đầu năm học
Không cần đợi đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố môn thi, toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đã khởi động việc chuẩn bị ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 ngay từ tháng 9/2011, khi năm học vừa mới bắt đầu.
Theo ông Thái Đình Huyên, Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học của tỉnh, do Điện Biên là khu vực miền núi, nhiều học sinh người dân tộc thiểu số nên lực học của các em hạn chế hơn các tỉnh bạn, nhất là so với miền xuôi. Mặt khác, do kinh tế khó khăn, các em không có điều kiện để mua nhiều tài liệu, sách vở, việc học thêm lại càng xa xỉ.
Dù luôn cố gắng nhưng năm nào kết quả thi tốt nghiệp của tỉnh cũng ở mức thấp so với cả nước.
Vì thế, việc ôn tập cho học sinh khối 12 luôn được Sở quan tâm ngay từ đầu năm học với phương châm vừa học vừa ôn, học tới đâu, ôn tập tới đó và thường xuyên nhắc lại kiến thức cũ để các em ghi nhớ.
Ngay từ 1/3, Sở đã đề nghị các trường lập kế hoạch ôn thi và ngay khi Bộ thông báo môn thi cụ thể, việc ôn tập được triển khai mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, Sở cũng quy định thời gian ôn tập không quá 180 tiết/tuần.
Đối với các trường dân tộc nội trú, kinh phí cho các buổi dạy ôn thi được tỉnh hỗ trợ. Các trường khác, kinh phí được huy động xã hội hoá, nhưng cũng không ít trường giáo viên dạy miễn phí vì người dân rất khó khăn.
Cũng theo vị lãnh đạo Sở này, mọi năm, Sở phải huy động giáo viên vùng thuận lợi đến bổ sung cho vùng khó khăn. Nhưng năm nay chưa thấy trường nào đề nghị Sở xin quân “tiếp viện.”
“Với những nỗ lực đó, chúng tôi hy vọng kết quả thi tốt nghiệp năm nay sẽ khá hơn,” ông Huyên vui vẻ cho biết.
Giống như Điện Biên, Nghệ An cũng thực hiện ôn tập ngay từ đầu năm, học đến đâu, ôn đến đó. Theo ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, việc xây dựng đề cương ôn tập các môn có thể thi tốt nghiệp đã được các trường sẵn sàng. Sở cũng chỉ đạo các trường phân loại học sinh theo lực học để có phương pháp ôn tập phù hợp.
Còn tại Quảng Ninh, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Cầm Thanh Hải cho biết, thầy và trò toàn tỉnh đang gấp rút hoàn thành chương trình các môn học, theo đúng kế hoạch ôn tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở cũng cử cán bộ “biệt phái” đến các trường khó khăn như giáo viên từ Hạ Long ra Ba Chẽ để hỗ trợ cho việc ôn thi của các trường ở khu vực này.
Lo môn sử, địa
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với hệ trung học phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ gồm các môn toán, văn, ngoại ngữ, hoá học, lịch sử và địa lý. Với hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi toán, lý, hóa, ngữ văn, lịch sử và địa lý.
Như vậy, cả ở hai hệ đều thi ba môn xã hội là văn, sử và địa. Điều này đang khiến không ít học sinh “choáng,” nhất là với hai môn sử và địa, là những môn học được coi là dài, dung lượng kiến thức lớn, đòi hỏi phải học thuộc nhiều và khó nhớ.
“Với hai môn thi này, em chỉ đặt mục tiêu mỗi môn 5 điểm,” Trần Văn Hoàng, học sinh trường Trung học phổ thông Phụ Dực (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) chia sẻ.
Tuy nhiên, để đạt điểm 5 với Hoàng cũng không dễ dàng, cậu phải dành ba tiếng mỗi ngày để ôn tập. “Nhưng đến giờ em vẫn thấy rối như mớ bòng bong,” Hoàng than thở.
Cũng theo Hoàng, không chỉ bản thân cậu mà ở trong lớp, rất nhiều bạn cũng đang lo lắng về hai môn thi này, vì đa số học sinh ôn thi đại học khối A.
Lo lắng các môn xã hội cũng là chia sẻ của Phương Thảo, học sinh trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Hà Nội.
Thảo cho biết, em ôn thi khối D nên môn văn không đáng ngại. Các môn toán và hoá cũng không quá khó để đạt điểm 5 vì thi tốt nghiệp chỉ yêu cầu kiến thức ở mức trung bình khá. Môn địa, thí sinh được mang Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi, sẽ hỗ trợ rất nhiều. “Nhưng môn lịch sử thì đúng là thách thức lớn,” Thảo lo lắng nói.
Theo cô Nguyễn Thanh Vân, giáo viên dạy môn sử, trường Trường Trung học phổ thông Việt Yên (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), để đạt 5 điểm môn sử không khó. Học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản, thường được hệ thống trong các tài liệu ôn thi tốt nghiệp hoặc vở ghi trên lớp các bài giảng của giáo viên là đủ.
Khi học, cần biết gạch ý chính, khái quát các giai đoạn lịch sử lớn để ghi nhớ. Nếu muốn đạt điểm cao hơn ở môn này các em cần có kỹ năng phân tích các sự kiện lịch sử, ý nghĩa của các sự kiện đó, mối liên hệ lôgíc với các giai đoạn trước và sau.
“Không nên học vẹt, học tủ vì như thế sẽ rất dễ nhầm lẫn các mốc sự kiện. Thời gian học tốt nhất là vào buổi sáng,” cô Vân nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)