Italy có thể bị phạt nặng sau khi tòa án cao nhất của Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu nước này cấm phân biệt giữa chocolate “nguyên chất” và chocolate thay thế trong một vụ việc mà Brussels đã thừa nhận là xung đột giữa các nền văn hóa.
Một cuộc tranh cãi, đã nổ ra sau một thay đổi trong luật của EU, và đã kéo dài một thập kỷ, theo đó loại bỏ những khác biệt giữa chocolate được làm chỉ từ bơ cacao và chocolate làm từ vật phẩm pha chế, sử dụng các loại chất béo chiết xuất từ các loại rau quả.
Tranh cãi này đã khiến Quốc hội Italy phải đối đầu với cơ quan hành pháp của EU.
Tại Italy, các nghị sĩ đã từ chối thực thi chỉ thị của EU, và điều này là vi phạm các luật qui định về thị trường chung của châu Âu, khiến Tòa án luật pháp châu Âu phải đưa ra phán quyết trên.
Tòa án này cho rằng việc Italy quy định “chocolate nguyên chất" là đi ngược lại hệ thống đặt tên cho sản phẩm được tiêu thụ theo luật pháp của EU và vì thế bất cứ sự phân biệt nào đối với khách hàng phải được xem là “trung lập và khách quan."
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan giám sát thị trường chung đã thừa nhận có những “khác biệt về văn hóa” trong EU đối với vấn đề từ lâu được xem là tế nhị này, tuy nhiên ông này khẳng định Roma vẫn phải tuân thủ phán quyết của tòa án./.
Một cuộc tranh cãi, đã nổ ra sau một thay đổi trong luật của EU, và đã kéo dài một thập kỷ, theo đó loại bỏ những khác biệt giữa chocolate được làm chỉ từ bơ cacao và chocolate làm từ vật phẩm pha chế, sử dụng các loại chất béo chiết xuất từ các loại rau quả.
Tranh cãi này đã khiến Quốc hội Italy phải đối đầu với cơ quan hành pháp của EU.
Tại Italy, các nghị sĩ đã từ chối thực thi chỉ thị của EU, và điều này là vi phạm các luật qui định về thị trường chung của châu Âu, khiến Tòa án luật pháp châu Âu phải đưa ra phán quyết trên.
Tòa án này cho rằng việc Italy quy định “chocolate nguyên chất" là đi ngược lại hệ thống đặt tên cho sản phẩm được tiêu thụ theo luật pháp của EU và vì thế bất cứ sự phân biệt nào đối với khách hàng phải được xem là “trung lập và khách quan."
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan giám sát thị trường chung đã thừa nhận có những “khác biệt về văn hóa” trong EU đối với vấn đề từ lâu được xem là tế nhị này, tuy nhiên ông này khẳng định Roma vẫn phải tuân thủ phán quyết của tòa án./.
Lan Khanh (Vietnam+)