Nếu đến thôn 2 Thái Bình, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vào mùa Xuân, du khách sẽ có cơ hội được dự lễ cưới của người dân tộc Tày với những tục lệ hết sức độc đáo.
Người Tày có tục lệ đón dâu bằng thơ và hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái (hay còn gọi là dân ca đám cưới). Ông Hứa Hải Yên, 70 tuổi, dân tộc Tày, Trưởng thôn 2 Thái Bình cho biết, thôn hiện có trên 80% là đồng bào Tày sinh sống. Đây là một trong nhiều thôn còn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của người Tày trong lễ cưới.
Ngoài việc giữ gìn được các điệu hát Then cổ và truyền dạy cho con cháu, ngày nay trong lễ cưới, bà con người Tày vẫn tiếp tục giữ gìn các nghi lễ truyền thống.
Ông Triệu Đức Hảo, một người cao tuổi trong thôn kể lại, thời trẻ ông thường tham gia trong đoàn hát dân ca đám cưới trong đoàn hát đón dâu. Bố ông là Pú ta (Quan lang) được coi là người dẫn đầu, cầm trịch và giao tiếp với hai họ bằng thơ ca trước khi vào đón dâu.
Nhà trai khi mang đồ lễ cưới sang xin dâu, trước hết phải vượt qua thử thách hát đối đáp với nhà gái từ ngoài cổng. Phải hát làm sao cho nhà gái “ưng lòng” có thể tháo được sợi dây đỏ, mà người Tày cho rằng đó là biểu hiện những thử thách khó khăn nhất mà nhà gái đặt ra trong lễ cưới.
Nếu đoàn nhà trai hát trôi chảy thì mới được cắt dây vào cổng lên nhà có chiếu ngồi, nếu không hát được thì phải uống rượu phạt. Còn hai họ vừa là người xem, vừa là những người xét thưởng hay phạt.
Tiếng hát cất lên là lúc mọi người bị cuốn hút vào cuộc, tạo nên một không khí rất vui vẻ. Vượt qua sợi dây đỏ, các Quan lang của họ nhà trai phải hát đối đáp với bên nhà gái theo lối hát cổ truyền linh hoạt, ứng tác theo văn cảnh.
Thử thách được chia làm nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, ý nghĩa của mỗi lời hát lại khác nhau. Như hát vào nhà, hát thuyết phục nhà gái mở cửa, hát mời cơm, hát mời trầu, mời nước, hát xin vào đón dâu, hát rước dâu về nhà chồng.
Những bài hát trong đám cưới Tày mang chức năng trao đổi tình cảm, lại diễn xướng theo nghi lễ truyền thống nên nó cũng không nằm ngoài nhu cầu về tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ của người Tày.
Trong lễ cưới không chỉ trang trọng mà còn vui vẻ, cũng là dịp thử tài ứng xử thơ ca của hai họ nhà trai và nhà gái. Những cuộc so tài thử trí này vừa mang tính sinh hoạt, vừa là hình thức nghi lễ được diễn ra theo trình tự thời gian từ khi đoàn nhà trai đặt chân tới nhà gái đến lúc kết thúc xin phép đón dâu về.
Từ trước tới nay, đám cưới người Tày không chỉ là công việc của mỗi nhà mà còn là công việc của cả làng bản. Vì thế, mỗi khi có đám cưới, cả bản lại rộn lên như có hội.
Đôi vợ chồng trẻ mới cưới Triệu Ngọc Thạch và Trần Thị Hưởng tâm sự: "Chúng em mới tổ chức đám cưới theo phong tục truyền thống. Vui lắm, cả làng đến dự, đám cưới rất đông. Vui nhất là lúc đoàn nhà trai và chú rể đến đón cô dâu, nhà trai hát đối với đại diện nhà gái (gọi là Pả me), mọi người ai cũng náo nức vào cuộc"./.
Người Tày có tục lệ đón dâu bằng thơ và hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái (hay còn gọi là dân ca đám cưới). Ông Hứa Hải Yên, 70 tuổi, dân tộc Tày, Trưởng thôn 2 Thái Bình cho biết, thôn hiện có trên 80% là đồng bào Tày sinh sống. Đây là một trong nhiều thôn còn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của người Tày trong lễ cưới.
Ngoài việc giữ gìn được các điệu hát Then cổ và truyền dạy cho con cháu, ngày nay trong lễ cưới, bà con người Tày vẫn tiếp tục giữ gìn các nghi lễ truyền thống.
Ông Triệu Đức Hảo, một người cao tuổi trong thôn kể lại, thời trẻ ông thường tham gia trong đoàn hát dân ca đám cưới trong đoàn hát đón dâu. Bố ông là Pú ta (Quan lang) được coi là người dẫn đầu, cầm trịch và giao tiếp với hai họ bằng thơ ca trước khi vào đón dâu.
Nhà trai khi mang đồ lễ cưới sang xin dâu, trước hết phải vượt qua thử thách hát đối đáp với nhà gái từ ngoài cổng. Phải hát làm sao cho nhà gái “ưng lòng” có thể tháo được sợi dây đỏ, mà người Tày cho rằng đó là biểu hiện những thử thách khó khăn nhất mà nhà gái đặt ra trong lễ cưới.
Nếu đoàn nhà trai hát trôi chảy thì mới được cắt dây vào cổng lên nhà có chiếu ngồi, nếu không hát được thì phải uống rượu phạt. Còn hai họ vừa là người xem, vừa là những người xét thưởng hay phạt.
Tiếng hát cất lên là lúc mọi người bị cuốn hút vào cuộc, tạo nên một không khí rất vui vẻ. Vượt qua sợi dây đỏ, các Quan lang của họ nhà trai phải hát đối đáp với bên nhà gái theo lối hát cổ truyền linh hoạt, ứng tác theo văn cảnh.
Thử thách được chia làm nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, ý nghĩa của mỗi lời hát lại khác nhau. Như hát vào nhà, hát thuyết phục nhà gái mở cửa, hát mời cơm, hát mời trầu, mời nước, hát xin vào đón dâu, hát rước dâu về nhà chồng.
Những bài hát trong đám cưới Tày mang chức năng trao đổi tình cảm, lại diễn xướng theo nghi lễ truyền thống nên nó cũng không nằm ngoài nhu cầu về tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ của người Tày.
Trong lễ cưới không chỉ trang trọng mà còn vui vẻ, cũng là dịp thử tài ứng xử thơ ca của hai họ nhà trai và nhà gái. Những cuộc so tài thử trí này vừa mang tính sinh hoạt, vừa là hình thức nghi lễ được diễn ra theo trình tự thời gian từ khi đoàn nhà trai đặt chân tới nhà gái đến lúc kết thúc xin phép đón dâu về.
Từ trước tới nay, đám cưới người Tày không chỉ là công việc của mỗi nhà mà còn là công việc của cả làng bản. Vì thế, mỗi khi có đám cưới, cả bản lại rộn lên như có hội.
Đôi vợ chồng trẻ mới cưới Triệu Ngọc Thạch và Trần Thị Hưởng tâm sự: "Chúng em mới tổ chức đám cưới theo phong tục truyền thống. Vui lắm, cả làng đến dự, đám cưới rất đông. Vui nhất là lúc đoàn nhà trai và chú rể đến đón cô dâu, nhà trai hát đối với đại diện nhà gái (gọi là Pả me), mọi người ai cũng náo nức vào cuộc"./.
(TTXVN/Vietnam+)