Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đồng bằng sông Hồng đang là vùng thu hút được nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 4 tỷ USD, chiếm 42,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 3,77 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.
Hải Dương đang là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,49 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư. Tính từ đầu năm đến hết ngày 20/8, cả nước đã có 7,25 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, bằng so với cùng kỳ năm trước; trong đó, mức giải ngân của tháng Tám là 1 tỷ USD, cao hơn so với bình quân khoảng 900 triệu USD/tháng tính đến nay.
Về việc thu hút vốn đăng ký tháng Tám được đánh giá là khá thấp, nguyên nhân được các chuyên gia nhận định tình hình kinh tế-tài chính của nhiều nước trên thế giới chưa được cải thiện đã có tác động đến việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
Số liệu cho thấy từ đầu năm đến nay mới có 582 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt trên 7,9 tỷ USD, giảm 34% về số dự án và 30% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết tháng Tám, đã có 168 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm trên 1,6 tỷ USD, giảm 47% về số dự án nhưng tăng khoảng 1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Chế biến chế tạo là lĩnh vực có tỷ lệ thu hút vốn FDI cao, chiếm tới 49% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 8 tháng qua. Tính đến thời điểm này, lĩnh vực này đã có khoảng 4,6 tỷ USD cả đăng ký mới và tăng vốn. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, nước khí, gas và xây dựng, dịch vụ lưu trú ăn uống…
Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc vẫn dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hong Kong đạt xấp xỉ 2,9 tỷ USD, Singapore đạt gần 1,45 tỷ USD và 851 triệu USD là số vốn đăng ký mới, tăng thêm của Hàn Quốc.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 8 tháng qua là Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất First Solar Việt Nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đến nay ước đạt khoảng 32,64 tỷ USD, nếu kể cả dầu thô, tăng tới 34% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 3,77 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.
Hải Dương đang là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,49 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư. Tính từ đầu năm đến hết ngày 20/8, cả nước đã có 7,25 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, bằng so với cùng kỳ năm trước; trong đó, mức giải ngân của tháng Tám là 1 tỷ USD, cao hơn so với bình quân khoảng 900 triệu USD/tháng tính đến nay.
Về việc thu hút vốn đăng ký tháng Tám được đánh giá là khá thấp, nguyên nhân được các chuyên gia nhận định tình hình kinh tế-tài chính của nhiều nước trên thế giới chưa được cải thiện đã có tác động đến việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
Số liệu cho thấy từ đầu năm đến nay mới có 582 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt trên 7,9 tỷ USD, giảm 34% về số dự án và 30% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết tháng Tám, đã có 168 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm trên 1,6 tỷ USD, giảm 47% về số dự án nhưng tăng khoảng 1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Chế biến chế tạo là lĩnh vực có tỷ lệ thu hút vốn FDI cao, chiếm tới 49% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 8 tháng qua. Tính đến thời điểm này, lĩnh vực này đã có khoảng 4,6 tỷ USD cả đăng ký mới và tăng vốn. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, nước khí, gas và xây dựng, dịch vụ lưu trú ăn uống…
Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc vẫn dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hong Kong đạt xấp xỉ 2,9 tỷ USD, Singapore đạt gần 1,45 tỷ USD và 851 triệu USD là số vốn đăng ký mới, tăng thêm của Hàn Quốc.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 8 tháng qua là Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất First Solar Việt Nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đến nay ước đạt khoảng 32,64 tỷ USD, nếu kể cả dầu thô, tăng tới 34% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)