Sau khi bị bán tháo mạnh trên thị trường New York ngày 8/9, đồng euro đã phục hồi và tăng nhẹ so với đồng USD trong phiên giao dịch ngày 9/9 trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của nhóm nước công nghiệp phát triển G7 vào cuối tuần.
Tại Tokyo vào cuối phiên chiều 9/9, đồng euro đã tăng lên 1,3898 USD so với 1,3880 USD vào lúc chốt phiên hôm trước (8/9) trên thị trường New York.
Đồng tiền châu Âu cũng mạnh lên so với đồng yen, từ 107,57 yen của phiên 8/9 lên 107,66 yen. Trong khi đó, đồng bạc xanh hầu như không thay đổi so với đồng yen khi chỉ dao động nhẹ từ 77,52 yen xuống 77,46 yen.
Gen Kawabe, chuyên gia phân tích tiền tệ tại Chuo Mitsui Trust and Banking có trụ sở tại Tokyo nhận định, các nhà giao dịch đang nghe ngóng động thái từ cuộc họp sắp diễn ra của lãnh đạo các nước G7 để tìm ra đường hướng cho kế hoạch đầu tư của họ.
Theo kế hoạch, cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương nhóm nước G7 - diễn ra vào ngày 9/9 (theo múi giờ châu Âu) tại thành phố cảng Marseille nước Pháp - sẽ thảo luận về các giải pháp phục hồi sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và giảm nhẹ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Phát biểu với các phóng viên tại Marseille, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi đã nhắc lại những lo ngại về việc đồng yen ngày càng mạnh lên, ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu của nước này.
"Tôi sẽ nói với các đối tác G7 rằng, chúng ta sẽ phải kiểm soát chặt chẽ tình hình đầu cơ tiền tệ và trong trường hợp có sự đầu cơ quá mức, các chính phủ cần phải có những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn," ông Azumi nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 8/9 cũng kêu gọi những người Cộng hòa hãy chấm dứt "cuộc chơi chính trị" và sớm thông qua gói kế hoạch hỗ trợ việc làm trị giá 447 tỷ USD do ông đưa ra, trong đó có 175 tỷ USD tiền cắt giảm thuế của người lao động ăn lương, nhằm vực dậy nền kinh tế.
Những đề xuất của ông Obama là rất tích cực, song theo Daisuke Karakama, chuyên gia về thị trường của Mizuho Corporate Bank thì "vấn đề nằm ở chỗ liệu những giải pháp này có được thông qua hay không?"
Theo ông Karakama, thị trường hiện đang chờ đợi "phe đối lập (Đảng Cộng hòa) sẽ phản ứng ra sao đối với đề xuất của Tổng thống Obama" và nếu đề xuất này bị "tắc lại" tại Quốc hội thì nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ suy giảm sâu hơn.
Việc Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 9/9 công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng Tám chỉ tăng 6,2%, thấp hơn so với mức tăng 6,5% trong tháng Bảy, đã giúp làm dịu nỗi lo về khả năng Trung Quốc sẽ siết chặt hơn chính sách tiền tệ, đồng thời củng cố tâm lý đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ cho đồng euro.
Trong phiên 9/9, đồng bạc xanh cũng tăng giá so với phần lớn các đồng tiền châu Á.
Theo Giám đốc điều hành Forex GFT, Kathy Lien, đồng USD đang có đà tăng khá ổn định và với những kế hoạch kinh tế của Chính phủ Mỹ, đồng tiền này đang vượt lên một số đồng tiền cơ bản khác, và vẫn ở thế "an toàn" bất chấp triển vọng về một gói kích thích tiền tệ mới./.
Tại Tokyo vào cuối phiên chiều 9/9, đồng euro đã tăng lên 1,3898 USD so với 1,3880 USD vào lúc chốt phiên hôm trước (8/9) trên thị trường New York.
Đồng tiền châu Âu cũng mạnh lên so với đồng yen, từ 107,57 yen của phiên 8/9 lên 107,66 yen. Trong khi đó, đồng bạc xanh hầu như không thay đổi so với đồng yen khi chỉ dao động nhẹ từ 77,52 yen xuống 77,46 yen.
Gen Kawabe, chuyên gia phân tích tiền tệ tại Chuo Mitsui Trust and Banking có trụ sở tại Tokyo nhận định, các nhà giao dịch đang nghe ngóng động thái từ cuộc họp sắp diễn ra của lãnh đạo các nước G7 để tìm ra đường hướng cho kế hoạch đầu tư của họ.
Theo kế hoạch, cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương nhóm nước G7 - diễn ra vào ngày 9/9 (theo múi giờ châu Âu) tại thành phố cảng Marseille nước Pháp - sẽ thảo luận về các giải pháp phục hồi sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và giảm nhẹ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Phát biểu với các phóng viên tại Marseille, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi đã nhắc lại những lo ngại về việc đồng yen ngày càng mạnh lên, ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu của nước này.
"Tôi sẽ nói với các đối tác G7 rằng, chúng ta sẽ phải kiểm soát chặt chẽ tình hình đầu cơ tiền tệ và trong trường hợp có sự đầu cơ quá mức, các chính phủ cần phải có những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn," ông Azumi nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 8/9 cũng kêu gọi những người Cộng hòa hãy chấm dứt "cuộc chơi chính trị" và sớm thông qua gói kế hoạch hỗ trợ việc làm trị giá 447 tỷ USD do ông đưa ra, trong đó có 175 tỷ USD tiền cắt giảm thuế của người lao động ăn lương, nhằm vực dậy nền kinh tế.
Những đề xuất của ông Obama là rất tích cực, song theo Daisuke Karakama, chuyên gia về thị trường của Mizuho Corporate Bank thì "vấn đề nằm ở chỗ liệu những giải pháp này có được thông qua hay không?"
Theo ông Karakama, thị trường hiện đang chờ đợi "phe đối lập (Đảng Cộng hòa) sẽ phản ứng ra sao đối với đề xuất của Tổng thống Obama" và nếu đề xuất này bị "tắc lại" tại Quốc hội thì nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ suy giảm sâu hơn.
Việc Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 9/9 công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng Tám chỉ tăng 6,2%, thấp hơn so với mức tăng 6,5% trong tháng Bảy, đã giúp làm dịu nỗi lo về khả năng Trung Quốc sẽ siết chặt hơn chính sách tiền tệ, đồng thời củng cố tâm lý đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ cho đồng euro.
Trong phiên 9/9, đồng bạc xanh cũng tăng giá so với phần lớn các đồng tiền châu Á.
Theo Giám đốc điều hành Forex GFT, Kathy Lien, đồng USD đang có đà tăng khá ổn định và với những kế hoạch kinh tế của Chính phủ Mỹ, đồng tiền này đang vượt lên một số đồng tiền cơ bản khác, và vẫn ở thế "an toàn" bất chấp triển vọng về một gói kích thích tiền tệ mới./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)