Mới đây, Tạp chí Current Biology của Mỹ đăng tải một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Munich (Đức), cho biết đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể con chạy chậm hơn so với cuộc sống xã hội bên ngoài.
Tiến sỹ Lawn Berg, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, họ đã tiến hành thu thập các dữ liệu của các đối tượng tham gia thí nghiệm như chiều cao, cân nặng, thói quen ngủ nghỉ trong vòng 10 năm.
Kết quả cho thấy, đồng hồ sinh học hiện đại đang gia tăng sự khác biệt so với thời gian trong xã hội thực tế. Hậu quả của sự chênh lệch này là con người sẽ thiếu ngủ trong thời gian dài, hút thuốc nhiều hơn và uống nhiều các chất kích thích như rượu, càphê hơn.
Ông cho hay quy luật làm việc ban ngày và nghỉ ngơi ban đêm là quy luật từ xưa đến nay của đồng hồ sinh học cơ thể. Nó không thể được điều chỉnh hay cài đặt giống như chiếc đồng hồ đeo tay.
Tuy nhiên, hiện càng có nhiều người đi ngược lại quy luật này, luôn điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo nhu cầu của công việc và cuộc sống.
Do vậy, hơn một nửa thời gian đồng hồ sinh học của cơ thể con người chậm hơn hai giờ so với thời gian thực tế. Sự rối loạn của đồng hồ sinh học một khi càng lớn sẽ dẫn đến tỷ lệ bệnh béo phì, bệnh ung thư và bệnh tiểu đường ngày càng cao.
Tiến sỹ Lawn Berg cũng khuyến nghị mọi người nên tăng cường thời gian tham gia hoạt động bên ngoài vào ban ngày hay ít nhất cũng nên ngồi bên cửa sổ tận hưởng ánh nắng mặt trời để giảm thiểu sự chênh lệch này./.
Tiến sỹ Lawn Berg, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, họ đã tiến hành thu thập các dữ liệu của các đối tượng tham gia thí nghiệm như chiều cao, cân nặng, thói quen ngủ nghỉ trong vòng 10 năm.
Kết quả cho thấy, đồng hồ sinh học hiện đại đang gia tăng sự khác biệt so với thời gian trong xã hội thực tế. Hậu quả của sự chênh lệch này là con người sẽ thiếu ngủ trong thời gian dài, hút thuốc nhiều hơn và uống nhiều các chất kích thích như rượu, càphê hơn.
Ông cho hay quy luật làm việc ban ngày và nghỉ ngơi ban đêm là quy luật từ xưa đến nay của đồng hồ sinh học cơ thể. Nó không thể được điều chỉnh hay cài đặt giống như chiếc đồng hồ đeo tay.
Tuy nhiên, hiện càng có nhiều người đi ngược lại quy luật này, luôn điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo nhu cầu của công việc và cuộc sống.
Do vậy, hơn một nửa thời gian đồng hồ sinh học của cơ thể con người chậm hơn hai giờ so với thời gian thực tế. Sự rối loạn của đồng hồ sinh học một khi càng lớn sẽ dẫn đến tỷ lệ bệnh béo phì, bệnh ung thư và bệnh tiểu đường ngày càng cao.
Tiến sỹ Lawn Berg cũng khuyến nghị mọi người nên tăng cường thời gian tham gia hoạt động bên ngoài vào ban ngày hay ít nhất cũng nên ngồi bên cửa sổ tận hưởng ánh nắng mặt trời để giảm thiểu sự chênh lệch này./.
Thùy Linh (Vietnam+)