Tỉnh Đồng Nai đã công bố quy hoạch khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản giai đoạn 2011-2020 và đã khoanh định 144 khu vực cấm với diện tích hơn 1.850ha; trong đó chưa tính khu vực cấm trên sông Đồng Nai đoạn qua thanh phố Biên Hòa.
Những khu vực cấm khai thác khoáng sản gồm khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bãi bồi non đang có rừng ngập mặn, tái sinh tự nhiên; khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu bảo tồn địa chất.
Đất giành riêng cho mục đích quốc phòng an ninh; đất thuộc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông; công trình thủy lợi, đê điều, thông tin; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch hoặc có công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, cũng nằm trong quy hoạch cấm khai thác khoáng sản trên.
Cụ thể là đá xây dựng đã khoanh định được 41 khu vực cấm hoạt động khai thác có tổng diện tích gần 4.038ha, tài nguyên dự báo hơn 1.266 triệu m3. Đất sét sản xuất gạch ngói đã khoanh định 58 khu vực cấm hoạt động khoáng sản có tổng diện tích gần 4.716ha, tài nguyên dự báo hơn 218 triệu m3. Cát xây dựng có khu vực cấm hoạt động thuộc sông Đồng Nai từ điểm cách cầu Hóa An một km về phía thượng nguồn đến điểm cách cầu Đồng Nai một km về phía hạ lưu.
Riêng trên bờ có một khu vực cấm là mỏ cát Xuân Hưng, với diện tích hơn 773ha, tài nguyên dự báo gần 20 triệu m3. Về vật liệu san lấp có 42 khu vực cấm, tổng diện tích hơn 2.264ha, tài nguyên vào khoảng 65,15 triệu m3...
Ngoài ra, tỉnh còn ban hành quy định tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do điều kiện khai thác hiện nay có thể gây ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là khoáng sản nằm trong lòng các hệ thống sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, Đồng Tranh, Lòng Tàu.
Riêng cát xây dựng sẽ cấm hoạt động khai thác trên hệ thống sông Đồng Nai từ phía dưới đập Trị An đến hạ nguồn (trừ điểm cách cầu Hóa An một km về phía thượng nguồn đến điểm cách cầu Đồng Nai một km về phía hạ nguồn đã thuộc khu vực cấm khai thác); tạm thời cấm khai thác cát nhiễm mặn thuộc hệ thống các sông Nhà Bè, Đồng Tranh, Lòng Tàu để làm vật liệu san lấp./.
Những khu vực cấm khai thác khoáng sản gồm khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bãi bồi non đang có rừng ngập mặn, tái sinh tự nhiên; khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu bảo tồn địa chất.
Đất giành riêng cho mục đích quốc phòng an ninh; đất thuộc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông; công trình thủy lợi, đê điều, thông tin; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch hoặc có công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, cũng nằm trong quy hoạch cấm khai thác khoáng sản trên.
Cụ thể là đá xây dựng đã khoanh định được 41 khu vực cấm hoạt động khai thác có tổng diện tích gần 4.038ha, tài nguyên dự báo hơn 1.266 triệu m3. Đất sét sản xuất gạch ngói đã khoanh định 58 khu vực cấm hoạt động khoáng sản có tổng diện tích gần 4.716ha, tài nguyên dự báo hơn 218 triệu m3. Cát xây dựng có khu vực cấm hoạt động thuộc sông Đồng Nai từ điểm cách cầu Hóa An một km về phía thượng nguồn đến điểm cách cầu Đồng Nai một km về phía hạ lưu.
Riêng trên bờ có một khu vực cấm là mỏ cát Xuân Hưng, với diện tích hơn 773ha, tài nguyên dự báo gần 20 triệu m3. Về vật liệu san lấp có 42 khu vực cấm, tổng diện tích hơn 2.264ha, tài nguyên vào khoảng 65,15 triệu m3...
Ngoài ra, tỉnh còn ban hành quy định tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do điều kiện khai thác hiện nay có thể gây ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là khoáng sản nằm trong lòng các hệ thống sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, Đồng Tranh, Lòng Tàu.
Riêng cát xây dựng sẽ cấm hoạt động khai thác trên hệ thống sông Đồng Nai từ phía dưới đập Trị An đến hạ nguồn (trừ điểm cách cầu Hóa An một km về phía thượng nguồn đến điểm cách cầu Đồng Nai một km về phía hạ nguồn đã thuộc khu vực cấm khai thác); tạm thời cấm khai thác cát nhiễm mặn thuộc hệ thống các sông Nhà Bè, Đồng Tranh, Lòng Tàu để làm vật liệu san lấp./.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)