Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và nhiều tổ chức quốc tế khác nhấn mạnh rút kinh nghiệm từ thảm họa hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á đang tiếp tục thúc đẩy phát triển an toàn điện hạt nhân.
Trong báo cáo mới nhất, Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano nhấn mạnh các nhân tố góp phần làm tăng sự quan tâm đến điện hạt nhân vẫn không thay đổi và việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân vẫn được xúc tiến nhanh ở Đông Nam Á.
Selena Ng, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn cung cấp thiết bị và dịch vụ hạt nhân lớn nhất thế giới lưu ý rằng sáu nước Đông Nam Á vẫn thúc đẩy tiến trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân hoặc coi điện hạt nhân là sự lựa chọn hàng đầu.
Vào năm 2020, Việt Nam có thể là nước Đông Nam Á đầu tiên có nhà máy điện hạt nhân. Trong khi Malaysia, Indonesia tiếp tục đẩy nhanh nghiên cứu khả thi, Thái Lan cũng không loại trừ điện hạt nhân và Philippines cũng đang xem xét tiếp tục tăng cường các nghiên cứu khả thi trước đây về xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Singapore cũng khẳng định lại nỗ lực nghiên cứu tiền khả thi để hiểu biết hơn về điện hạt nhân.
Tập đoàn nghiên cứu-tư vấn năng lượng và thép có trụ sở tại Anh trong một nghiên cứu mới nhất cho rằng nhu cầu nguồn điện mới của các nước Đông Nam Á tăng mạnh đòi hỏi phải đầu tư ít nhất 125 tỷ USD hàng năm để phát triển năng lượng từ nay đến năm 2020.
Nhịp độ tăng nhu cầu điện của Đông Nam Á sẽ vượt quá tốc độ tăng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong thập kỷ tới và nhu cầu về điện hàng năm của các khu vực đô thị lớn ở Đông Nam Á sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Cựu Giám đốc của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Nobuo Tanaka nhấn mạnh điện hạt nhân sẽ là lựa chọn rất quan trọng về an ninh và bền vững năng lượng của các nước ASEAN, trong đó hợp tác về an toàn hạt nhân đã được đặt ở vị trí cao trong chương trình nghị sự của ASEAN./.
Trong báo cáo mới nhất, Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano nhấn mạnh các nhân tố góp phần làm tăng sự quan tâm đến điện hạt nhân vẫn không thay đổi và việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân vẫn được xúc tiến nhanh ở Đông Nam Á.
Selena Ng, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn cung cấp thiết bị và dịch vụ hạt nhân lớn nhất thế giới lưu ý rằng sáu nước Đông Nam Á vẫn thúc đẩy tiến trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân hoặc coi điện hạt nhân là sự lựa chọn hàng đầu.
Vào năm 2020, Việt Nam có thể là nước Đông Nam Á đầu tiên có nhà máy điện hạt nhân. Trong khi Malaysia, Indonesia tiếp tục đẩy nhanh nghiên cứu khả thi, Thái Lan cũng không loại trừ điện hạt nhân và Philippines cũng đang xem xét tiếp tục tăng cường các nghiên cứu khả thi trước đây về xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Singapore cũng khẳng định lại nỗ lực nghiên cứu tiền khả thi để hiểu biết hơn về điện hạt nhân.
Tập đoàn nghiên cứu-tư vấn năng lượng và thép có trụ sở tại Anh trong một nghiên cứu mới nhất cho rằng nhu cầu nguồn điện mới của các nước Đông Nam Á tăng mạnh đòi hỏi phải đầu tư ít nhất 125 tỷ USD hàng năm để phát triển năng lượng từ nay đến năm 2020.
Nhịp độ tăng nhu cầu điện của Đông Nam Á sẽ vượt quá tốc độ tăng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong thập kỷ tới và nhu cầu về điện hàng năm của các khu vực đô thị lớn ở Đông Nam Á sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Cựu Giám đốc của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Nobuo Tanaka nhấn mạnh điện hạt nhân sẽ là lựa chọn rất quan trọng về an ninh và bền vững năng lượng của các nước ASEAN, trong đó hợp tác về an toàn hạt nhân đã được đặt ở vị trí cao trong chương trình nghị sự của ASEAN./.
(TTXVN/Vietnam+)