Đồng euro đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng bốn tháng qua so với đồng USD trong phiên 16/5 tại châu Á, trong bối cảnh những quan ngại gia tăng về diễn biến mới tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khi quốc gia nặng nợ Hy Lạp sẽ phải tổ chức một cuộc bầu cử mới, sau khi lãnh đạo các đảng phái ở nước này ngày 15/5 đã thất bại trong việc thành lập chính phủ mới.
Thất bại này càng kéo dài cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp vốn đang đẩy nước này tới nguy cơ phá sản và phải rời bỏ Eurozone.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, đồng euro chạm "đáy" kể từ ngày 16/1/2012 với 1,2693 USD đổi 1 euro, trong khi 1 euro chỉ còn đổi được 101,96 yen Nhật, giảm so với mức 102,12 yen đêm trước tại New York và đây cũng là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 2/2012.
Việc đồng tiền chung châu Âu tiếp tục sụt giá mạnh xảy ra ngay khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố không thể đàm phán lại về gói cứu trợ quốc tế dành cho Hy Lạp vì làn sóng chống lại các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đang lan rộng khắp quốc gia này.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ sẽ ngừng cứu trợ cho Hy Lạp, nếu nước này bác bỏ gói cứu trợ đã được hai bên nhất trí hồi tháng 3 vừa qua.
Điều này có nghĩa Hy Lạp sẽ bị phá sản, phải rời khỏi Eurozone, và có thể cả EU.
Ngân hàng Quốc gia Australia ngày 16/5 cho rằng diễn biến bất lợi tại Hy Lạp đang làm dấy lên những tranh luận về hiệu ứng lan truyền từ Hy Lạp sang các quốc gia khác trong khu vực, vì nợ công không chỉ là vấn đề của Hy Lạp mà còn là sự tín nhiệm của cả Eurozone, trong đó có đồng euro.
Bằng chứng là việc lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha tăng và 26 ngân hàng Italy vừa bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Trong phiên này, đồng USD lại tăng giá so với đồng yen, từ 80,23 yen lên 80,37 yen vào cuối giờ chiều.
Theo nhà chiến lược hàng đầu của Ngân hàng Barclays chi nhánh Tokyo, Masafumi Yamamoto, đồng USD có thể tăng lên trên mức 81 yen đổi 1 USD, nếu biên bản cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố vào cuối ngày 16/5 theo giờ Mỹ cho thấy FED vẫn chưa "tung chưởng" QE3 (gói nới lỏng định lượng lần ba).
Thất bại này càng kéo dài cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp vốn đang đẩy nước này tới nguy cơ phá sản và phải rời bỏ Eurozone.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, đồng euro chạm "đáy" kể từ ngày 16/1/2012 với 1,2693 USD đổi 1 euro, trong khi 1 euro chỉ còn đổi được 101,96 yen Nhật, giảm so với mức 102,12 yen đêm trước tại New York và đây cũng là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 2/2012.
Việc đồng tiền chung châu Âu tiếp tục sụt giá mạnh xảy ra ngay khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố không thể đàm phán lại về gói cứu trợ quốc tế dành cho Hy Lạp vì làn sóng chống lại các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đang lan rộng khắp quốc gia này.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ sẽ ngừng cứu trợ cho Hy Lạp, nếu nước này bác bỏ gói cứu trợ đã được hai bên nhất trí hồi tháng 3 vừa qua.
Điều này có nghĩa Hy Lạp sẽ bị phá sản, phải rời khỏi Eurozone, và có thể cả EU.
Ngân hàng Quốc gia Australia ngày 16/5 cho rằng diễn biến bất lợi tại Hy Lạp đang làm dấy lên những tranh luận về hiệu ứng lan truyền từ Hy Lạp sang các quốc gia khác trong khu vực, vì nợ công không chỉ là vấn đề của Hy Lạp mà còn là sự tín nhiệm của cả Eurozone, trong đó có đồng euro.
Bằng chứng là việc lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha tăng và 26 ngân hàng Italy vừa bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Trong phiên này, đồng USD lại tăng giá so với đồng yen, từ 80,23 yen lên 80,37 yen vào cuối giờ chiều.
Theo nhà chiến lược hàng đầu của Ngân hàng Barclays chi nhánh Tokyo, Masafumi Yamamoto, đồng USD có thể tăng lên trên mức 81 yen đổi 1 USD, nếu biên bản cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố vào cuối ngày 16/5 theo giờ Mỹ cho thấy FED vẫn chưa "tung chưởng" QE3 (gói nới lỏng định lượng lần ba).
Trang Nhung (TTXVN)