Trong phiên giao dịch ngày 6/9 trên thị trường châu Á, đồng euro tiếp tục mất giá, do sự "lao đao” của thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu, trong bối cảnh những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới cũng như tình hình nợ công tại Hy Lạp đang ngày một gia tăng.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,4057 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,4109 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (5/9) tại London.
Đồng tiền chung châu Âu cũng giảm giá so với đồng yen của Nhật Bản, từ 108,57 yen/euro xuống 107,96 yen/euro, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.
Trong khi đó, đồng USD gần như đứng giá so với đồng yen, chỉ giảm nhẹ từ mức 76,86 yen/USD xuống còn 76,80 yen/USD, khi thị trường New York đóng cửa nghỉ lễ Lao động.
Bên cạnh đồng yen của Nhật Bản, các nhà đầu tư cũng đang có xu hướng tìm tới một nơi trú ẩn an toàn khác là đồng Franc của Thụy Sỹ.
Trong phiên giao dịch 6/9, đồng Franc được giao dịch ở mức 0,7846 Franc/USD, giảm nhẹ so với mức tương ứng 0,7870 Franc/USD của phiên hôm trước. Trong khi đó, đồng nội tệ của Thụy Sỹ cũng giảm giá so với đồng euro, từ 1,1074 France/euro xuống còn 1,1019 Franc/euro.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/9, chứng khoán châu Âu giảm mạnh. Giá trái phiếu Chính phủ của Hy Lạp và Italy cũng đua nhau đi xuống, trong khi chi phí bảo hiểm nhằm đối phó với nguy cơ vỡ nợ của Italy và Pháp, lại tăng mạnh.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet cảnh báo rằng việc làm cấp thiết trước mắt là khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) phải đưa ra gói cứu trợ lần thứ hai cho Hy Lạp, đồng thời thắt chặt quy định trong việc quản lý các nền kinh tế thuộc Eurozone.
ECB sẽ tổ chức một cuộc họp bàn về chính sách vào ngày 8/9 tới, tập trung đến các sự kiện sắp diễn ra trong thời gian tới, bao gồm cuộc tranh luận của quốc hội Italy về chính sách “thắt lưng buộc bụng” mới.
Theo dự kiến, cũng vào ngày 8/9 này, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sẽ công bố các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ việc làm tại nước này.
Tình trạng đồng USD liên tục mất giá so với đồng yen đã được hỗ trợ bằng sự can thiệp một cách thận trọng của Chính phủ Nhật Bản vào thị trường tiền tệ, nhằm làm suy yếu đồng yen, sau khi đồng tiền này leo lên mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ II so với đồng USD hồi tháng trước.
Trước thềm Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và giám đốc các ngân hàng trung ương nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G7), dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 9/9 tới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi đã bày tỏ quyết tâm nhằm thuyết phục những người đồng cấp của mình thuộc G7 cùng quan tâm tới việc “hạ nhiệt” đồng yen.
Cũng trong phiên giao dịch 6/9, đồng USD đều đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á, tăng so với các đồng nội tệ của Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và Đài Loan, trong khi lại đứng giá so với đồng baht của Thái Lan./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,4057 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,4109 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (5/9) tại London.
Đồng tiền chung châu Âu cũng giảm giá so với đồng yen của Nhật Bản, từ 108,57 yen/euro xuống 107,96 yen/euro, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.
Trong khi đó, đồng USD gần như đứng giá so với đồng yen, chỉ giảm nhẹ từ mức 76,86 yen/USD xuống còn 76,80 yen/USD, khi thị trường New York đóng cửa nghỉ lễ Lao động.
Bên cạnh đồng yen của Nhật Bản, các nhà đầu tư cũng đang có xu hướng tìm tới một nơi trú ẩn an toàn khác là đồng Franc của Thụy Sỹ.
Trong phiên giao dịch 6/9, đồng Franc được giao dịch ở mức 0,7846 Franc/USD, giảm nhẹ so với mức tương ứng 0,7870 Franc/USD của phiên hôm trước. Trong khi đó, đồng nội tệ của Thụy Sỹ cũng giảm giá so với đồng euro, từ 1,1074 France/euro xuống còn 1,1019 Franc/euro.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/9, chứng khoán châu Âu giảm mạnh. Giá trái phiếu Chính phủ của Hy Lạp và Italy cũng đua nhau đi xuống, trong khi chi phí bảo hiểm nhằm đối phó với nguy cơ vỡ nợ của Italy và Pháp, lại tăng mạnh.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet cảnh báo rằng việc làm cấp thiết trước mắt là khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) phải đưa ra gói cứu trợ lần thứ hai cho Hy Lạp, đồng thời thắt chặt quy định trong việc quản lý các nền kinh tế thuộc Eurozone.
ECB sẽ tổ chức một cuộc họp bàn về chính sách vào ngày 8/9 tới, tập trung đến các sự kiện sắp diễn ra trong thời gian tới, bao gồm cuộc tranh luận của quốc hội Italy về chính sách “thắt lưng buộc bụng” mới.
Theo dự kiến, cũng vào ngày 8/9 này, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sẽ công bố các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ việc làm tại nước này.
Tình trạng đồng USD liên tục mất giá so với đồng yen đã được hỗ trợ bằng sự can thiệp một cách thận trọng của Chính phủ Nhật Bản vào thị trường tiền tệ, nhằm làm suy yếu đồng yen, sau khi đồng tiền này leo lên mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ II so với đồng USD hồi tháng trước.
Trước thềm Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và giám đốc các ngân hàng trung ương nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G7), dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 9/9 tới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi đã bày tỏ quyết tâm nhằm thuyết phục những người đồng cấp của mình thuộc G7 cùng quan tâm tới việc “hạ nhiệt” đồng yen.
Cũng trong phiên giao dịch 6/9, đồng USD đều đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á, tăng so với các đồng nội tệ của Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và Đài Loan, trong khi lại đứng giá so với đồng baht của Thái Lan./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)