Trong phiên giao dịch ngày 30/8 tại thị trường châu Á, đồng USD chỉ biến động nhẹ so với hầu hết các loại tiền tệ chủ chốt khác, sau khi Mỹ công bố các số liệu kinh tế tích cực, mang lại tín hiệu lạc quan hơn cho triển vọng của nền kinh tế số một thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 76,84 yen/USD, gần như không hề biến động so với phiên giao dịch đêm hôm trước tại New York.
Trong khi đó, đồng euro đều tăng nhẹ so với đồng nội tệ của Mỹ và Nhật Bản, giao dịch ở mức 1,4515 USD/euro và 111,55 yen/euro, so với mức tương ứng 1,4510 USD/euro và 111,52 yen/euro của phiên trước.
Xu hướng "ưa mạo hiểm" của các nhà đầu tư đã được cải thiện đáng kể nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và những số liệu tích cực về hoạt động chi tiêu tiêu dùng của nước này, giúp "xoa dịu" những lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ rơi trở lại vào cuộc suy thoái mới.
Bộ Thương mại Mỹ cho hay chi tiêu tiêu dùng, động lực thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế Mỹ, đã tăng trở lại ở mức 0,8% trong tháng 7/2011, sau khi sụt giảm 0,1% trong tháng Sáu, mức tăng cao nhất kể từ tháng Hai năm nay.
Phản ứng của thị trường trước việc Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda trở thành người đứng đầu đảng Dân chủ và có thể được bầu vào cương vị Thủ tướng đất nước "Mặt Trời mọc" đã nguội dần.
Giới đầu tư nhận định rằng việc ông Noda trở thành Thủ tướng Nhật Bản có thể đi kèm với quyết định tăng thuế và các chính sách thắt chặt tài chính.
Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng áp lực giảm phát tại Nhật Bản cũng chưa thể giảm bớt và nhiều khả năng Chính phủ sẽ giữ lãi suất trái phiếu ở mức thấp.
Các nhà giao dịch tin tưởng đồng yen sẽ tiếp tục giữ vững nền tảng, bất chấp việc ông Noda đã có những quyết định không có lợi cho đồng tiền này khi còn là Bộ trưởng Tài chính.
Cũng trong phiên 30/8, "đồng bạc xanh" biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chính của châu Á, giảm so với các đồng nội tệ của Singapore, Hàn Quốc, trong khi lại tăng so với đồng peso của Philippinnes; TWD của Đài Loan; rupiah của Indonesia và đứng giá so với đồng baht của Thái Lan./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 76,84 yen/USD, gần như không hề biến động so với phiên giao dịch đêm hôm trước tại New York.
Trong khi đó, đồng euro đều tăng nhẹ so với đồng nội tệ của Mỹ và Nhật Bản, giao dịch ở mức 1,4515 USD/euro và 111,55 yen/euro, so với mức tương ứng 1,4510 USD/euro và 111,52 yen/euro của phiên trước.
Xu hướng "ưa mạo hiểm" của các nhà đầu tư đã được cải thiện đáng kể nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và những số liệu tích cực về hoạt động chi tiêu tiêu dùng của nước này, giúp "xoa dịu" những lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ rơi trở lại vào cuộc suy thoái mới.
Bộ Thương mại Mỹ cho hay chi tiêu tiêu dùng, động lực thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế Mỹ, đã tăng trở lại ở mức 0,8% trong tháng 7/2011, sau khi sụt giảm 0,1% trong tháng Sáu, mức tăng cao nhất kể từ tháng Hai năm nay.
Phản ứng của thị trường trước việc Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda trở thành người đứng đầu đảng Dân chủ và có thể được bầu vào cương vị Thủ tướng đất nước "Mặt Trời mọc" đã nguội dần.
Giới đầu tư nhận định rằng việc ông Noda trở thành Thủ tướng Nhật Bản có thể đi kèm với quyết định tăng thuế và các chính sách thắt chặt tài chính.
Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng áp lực giảm phát tại Nhật Bản cũng chưa thể giảm bớt và nhiều khả năng Chính phủ sẽ giữ lãi suất trái phiếu ở mức thấp.
Các nhà giao dịch tin tưởng đồng yen sẽ tiếp tục giữ vững nền tảng, bất chấp việc ông Noda đã có những quyết định không có lợi cho đồng tiền này khi còn là Bộ trưởng Tài chính.
Cũng trong phiên 30/8, "đồng bạc xanh" biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chính của châu Á, giảm so với các đồng nội tệ của Singapore, Hàn Quốc, trong khi lại tăng so với đồng peso của Philippinnes; TWD của Đài Loan; rupiah của Indonesia và đứng giá so với đồng baht của Thái Lan./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)