Sau phiên tăng mạnh đêm trước trên thị trường New York, nhờ doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng Hai tăng cao hơn dự kiến, đồng USD tuy vẫn giữ được đà tăng trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 14/3, song đà tăng đã có phần chậm lại.
Đồng USD tăng mạnh nhờ doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng Hai tăng cao hơn dự kiến. Trong khi đó, đồng euro vẫn tiếp tục chịu sức ép từ các số liệu kinh tế đáng thất vọng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh thu bán lẻ tháng Hai của Mỹ đã tăng 1,1% so với tháng Một trước đó, làm dấy lên sự lạc quan vào sức phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, đồng tiền châu Âu lại mất đi sự hỗ trợ sau khi đợt đấu thầu trái phiếu mới nhất tại Italy không thành công như dự kiến, kèm theo một loạt số liệu kinh tế yếu kém của Khu vực Eurozone, trong đó sản lượng công nghiệp giảm 0,4% so với tháng Một. Những con số này cho thấy Khu vực Eurozone vẫn chưa có khả năng thoát khỏi suy thoái.
Vào chiều 14/3 tại Tokyo, 1 USD đổi được 95,92 yen, giảm nhẹ so với mức cao 96,14 yen vào lúc đóng cửa phiên 13/3 tại New York. Đồng euro từ 1,2956 USD của cuối phiên trước cũng tụt xuống còn 1,2947 USD, và từ 124,56 yen giảm xuống còn 124,21 yen.
Các thị trường không phản ứng quá mạnh trước thông tin Hạ viện Nhật Bản đã thông qua danh sách ban lãnh đạo mới của ngân hàng trung ương nước này, bởi đây là điều thị trường đã tiên liệu. Cú bật đèn xanh cuối cùng về vấn đề này từ Thượng viện sẽ được "quyết" trong ngày 15/3.
Đồng bạc xanh phiên này cũng tăng so với phần lớn các đồng tiền châu Á, chỉ giảm so với đồng baht của Thái Lan và đồng đôla của Australia. Nhân dân tệ của Trung Quốc hầu như không đổi so với đồng yen, ở mức 15,40 yen./.
Đồng USD tăng mạnh nhờ doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng Hai tăng cao hơn dự kiến. Trong khi đó, đồng euro vẫn tiếp tục chịu sức ép từ các số liệu kinh tế đáng thất vọng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh thu bán lẻ tháng Hai của Mỹ đã tăng 1,1% so với tháng Một trước đó, làm dấy lên sự lạc quan vào sức phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, đồng tiền châu Âu lại mất đi sự hỗ trợ sau khi đợt đấu thầu trái phiếu mới nhất tại Italy không thành công như dự kiến, kèm theo một loạt số liệu kinh tế yếu kém của Khu vực Eurozone, trong đó sản lượng công nghiệp giảm 0,4% so với tháng Một. Những con số này cho thấy Khu vực Eurozone vẫn chưa có khả năng thoát khỏi suy thoái.
Vào chiều 14/3 tại Tokyo, 1 USD đổi được 95,92 yen, giảm nhẹ so với mức cao 96,14 yen vào lúc đóng cửa phiên 13/3 tại New York. Đồng euro từ 1,2956 USD của cuối phiên trước cũng tụt xuống còn 1,2947 USD, và từ 124,56 yen giảm xuống còn 124,21 yen.
Các thị trường không phản ứng quá mạnh trước thông tin Hạ viện Nhật Bản đã thông qua danh sách ban lãnh đạo mới của ngân hàng trung ương nước này, bởi đây là điều thị trường đã tiên liệu. Cú bật đèn xanh cuối cùng về vấn đề này từ Thượng viện sẽ được "quyết" trong ngày 15/3.
Đồng bạc xanh phiên này cũng tăng so với phần lớn các đồng tiền châu Á, chỉ giảm so với đồng baht của Thái Lan và đồng đôla của Australia. Nhân dân tệ của Trung Quốc hầu như không đổi so với đồng yen, ở mức 15,40 yen./.
Thùy Chi (TTXVN)