Ngày 11/10, Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam đã bế mạc tại Hà Nội. Với mục tiêu thiết lập một cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và đạt được những mục tiêu quốc gia, các đại biểu dự Hội nghị đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm của Đức, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan… về cách thức tăng chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị của Hội nghị được phản ánh trong quá trình đổi mới đào tạo nghề ở các nước ASEAN, các hệ thống đào tạo nghề sẽ được cải tiến hơn. Xã hội và doanh nghiệp được hưởng lợi từ những cải tiến này.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới hệ thống đào tạo nghề để từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và xã hội trong bối cảnh phát triển của quốc gia và hội nhập. Mục tiêu của Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đạt được bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề trong bối cảnh hội nhập ASEAN.
Chiến lược hướng đến mục tiêu “nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo nghề... đáp ứng nhu cầu của mọi lĩnh vực ngành nghề cần lao động tay nghề cao cho trong nước và xuất khẩu.” Đến năm 2020 đào tạo nghề sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, đồng thời đóng góp công tác nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Chất lượng đào tạo một số ngành nghề sẽ đạt mức tương đương với các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Hội nghị nhận định: Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác nên đã có bước phát triển tích cực. Mạng lưới cơ sở dạy nghề được mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng miền.
Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu của doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chất lượng, hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực. Dạy nghề cho lao động nông thôn bước đầu được chú trọng. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 60%)…
Tuy nhiên, dạy nghề của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như chất lượng đào tạo nghề mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.
Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý. Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Cơ chế chính sách quản lý và phát triển dạy nghề còn chưa đồng bộ. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào đào tạo nghề còn bị động, chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề...
Hội nghị cũng đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam như: Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; Xây dựng cơ chế chính sách để doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào công tác đào tạo nghề; quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; tăng cường gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động; đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước và huy động nguồn tài chính đầu tư cho dạy nghề../.
Những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị của Hội nghị được phản ánh trong quá trình đổi mới đào tạo nghề ở các nước ASEAN, các hệ thống đào tạo nghề sẽ được cải tiến hơn. Xã hội và doanh nghiệp được hưởng lợi từ những cải tiến này.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới hệ thống đào tạo nghề để từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và xã hội trong bối cảnh phát triển của quốc gia và hội nhập. Mục tiêu của Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đạt được bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề trong bối cảnh hội nhập ASEAN.
Chiến lược hướng đến mục tiêu “nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo nghề... đáp ứng nhu cầu của mọi lĩnh vực ngành nghề cần lao động tay nghề cao cho trong nước và xuất khẩu.” Đến năm 2020 đào tạo nghề sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, đồng thời đóng góp công tác nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Chất lượng đào tạo một số ngành nghề sẽ đạt mức tương đương với các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Hội nghị nhận định: Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác nên đã có bước phát triển tích cực. Mạng lưới cơ sở dạy nghề được mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng miền.
Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu của doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chất lượng, hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực. Dạy nghề cho lao động nông thôn bước đầu được chú trọng. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 60%)…
Tuy nhiên, dạy nghề của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như chất lượng đào tạo nghề mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.
Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý. Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Cơ chế chính sách quản lý và phát triển dạy nghề còn chưa đồng bộ. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào đào tạo nghề còn bị động, chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề...
Hội nghị cũng đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam như: Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; Xây dựng cơ chế chính sách để doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào công tác đào tạo nghề; quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; tăng cường gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động; đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước và huy động nguồn tài chính đầu tư cho dạy nghề../.
(TTXVN)