Việc nền kinh tế đầu tàu thế giới Mỹ vừa đánh mất mức xếp hạng tín dụng "vàng" AAA và cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục xấu đi đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo và gây giảm lòng tin trong giới đầu tư.
Trước thực tế này, giới chuyên gia đã cân nhắc hạ mức dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đưa ra những dự báo ảm đạm về triển vọng kinh tế thế giới.
Theo dự báo mới nhất của Bộ phận Phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí "Nhà kinh tế" (Anh), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tính theo sức mua sẽ tăng 3,6% trong năm nay và 3,5% trong năm 2012, giảm so với mức dự báo trên 4% trong cả 2 năm được EIU đưa ra tháng trước.
Cơ quan này cũng hạ mức dự báo tăng trưởng đối với tất cả các khu vực chính của thế giới vì những lo ngại trước tình hình kinh tế ảm đạm của Mỹ và châu Âu, là hai đối tác lớn của các nước đang phát triển.
Cơn chấn động tại Eurozone và sự tụt lùi của nền kinh tế Mỹ đã làm gia tăng nguy cơ về một sự co lại hay ít nhất là một sự đình trệ đối với các chỉ số kinh tế toàn cầu. Cùng với những nền tảng của sự hồi phục mong manh trong năm 2010, sự sụt giảm niềm tin đã làm chậm lại các chỉ số sản xuất, đầu tư doanh nghiệp hay chi tiêu của ngành bán lẻ; khiến cho các nền kinh tế phát triển rơi vào tình trạng gần như đình trệ.
Thậm chí các thị trường mới nổi một thời đầy sức sống như Trung Quốc và Brazil cũng đều cho thấy các dấu hiệu của sự chậm lại, và các dấu hiệu này sẽ còn tồi tệ hơn nếu như xuất khẩu và các thị trường hàng hóa bị đình trệ.
EIU cho rằng những nhân tố như khó khăn tài chính và các chỉ số kinh tế xấu đi của Mỹ cùng cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu... đã làm tối thêm triển vọng kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2011.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đó là tình hình gián đoạn sản xuất do động đất tại Nhật Bản chấm dứt, giá dầu thế giới giảm, tăng trưởng việc làm (dù chậm chạp) được duy trì tại Mỹ, cũng như các thị trường đang nổi vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng.
Dù đã nâng mức dự báo nguy cơ suy thoái kép lên 33% nhưng EIU vẫn cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng tăng trưởng chậm chứ không trở lại suy thoái./.
Trước thực tế này, giới chuyên gia đã cân nhắc hạ mức dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đưa ra những dự báo ảm đạm về triển vọng kinh tế thế giới.
Theo dự báo mới nhất của Bộ phận Phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí "Nhà kinh tế" (Anh), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tính theo sức mua sẽ tăng 3,6% trong năm nay và 3,5% trong năm 2012, giảm so với mức dự báo trên 4% trong cả 2 năm được EIU đưa ra tháng trước.
Cơ quan này cũng hạ mức dự báo tăng trưởng đối với tất cả các khu vực chính của thế giới vì những lo ngại trước tình hình kinh tế ảm đạm của Mỹ và châu Âu, là hai đối tác lớn của các nước đang phát triển.
Cơn chấn động tại Eurozone và sự tụt lùi của nền kinh tế Mỹ đã làm gia tăng nguy cơ về một sự co lại hay ít nhất là một sự đình trệ đối với các chỉ số kinh tế toàn cầu. Cùng với những nền tảng của sự hồi phục mong manh trong năm 2010, sự sụt giảm niềm tin đã làm chậm lại các chỉ số sản xuất, đầu tư doanh nghiệp hay chi tiêu của ngành bán lẻ; khiến cho các nền kinh tế phát triển rơi vào tình trạng gần như đình trệ.
Thậm chí các thị trường mới nổi một thời đầy sức sống như Trung Quốc và Brazil cũng đều cho thấy các dấu hiệu của sự chậm lại, và các dấu hiệu này sẽ còn tồi tệ hơn nếu như xuất khẩu và các thị trường hàng hóa bị đình trệ.
EIU cho rằng những nhân tố như khó khăn tài chính và các chỉ số kinh tế xấu đi của Mỹ cùng cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu... đã làm tối thêm triển vọng kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2011.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đó là tình hình gián đoạn sản xuất do động đất tại Nhật Bản chấm dứt, giá dầu thế giới giảm, tăng trưởng việc làm (dù chậm chạp) được duy trì tại Mỹ, cũng như các thị trường đang nổi vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng.
Dù đã nâng mức dự báo nguy cơ suy thoái kép lên 33% nhưng EIU vẫn cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng tăng trưởng chậm chứ không trở lại suy thoái./.
(TTXVN/Vietnam+)