Hàng vạn du khách từ mọi miền Tổ quốc, khách quốc tế đã đến Hà Nội dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội để tận hưởng không khí đón chào sự kiện Thủ đô 1.000 tuổi.
Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội, đối với những người làm du lịch Thủ đô, hai sự kiện du lịch trọng tâm diễn ra trong 10 ngày Đại lễ gồm Liên hoan Du lịch Quốc tế Thăng Long, diễn ra từ ngày 2-5/10, tại Thiên đường Bảo Sơn; Liên hoan Ẩm thực Hà Thành, tổ chức từ mùng 6-11/10, tại Công viên Hồ Tây được đầu tư nhiều công sức với thông điệp quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch-văn hóa-lịch sử-ẩm thực đặc sắc của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Hai sự kiện du lịch này diễn ra gần như liên tục trong 10 ngày Đại lễ sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đây cũng là nhịp cầu giao lưu văn hóa để du khách hiểu được những nét tổng quát về Hà Nội.
Ngoài ra, phong trào “Người Hà Nội đón bạn thăm nhà” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm tham quan...
Ông Trương Minh Tiến cho biết, khách đến Hà Nội dịp này sẽ có ba dạng: lượng khách mời chính thức tham dự Đại lễ của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, số khách đặt tour qua các công ty lữ hành và khách tự tổ chức về Hà Nội theo hình thức tham quan hoặc thăm người thân. Trong số này, lượng khách tự về Hà Nội sẽ tăng mạnh.
Trong cả tháng Mười này, ngành du lịch Hà Nội dự đoán có khoảng 2 triệu lượt khách đến Hà Nội, trong đó có khoảng một triệu lượt khách đến dịp 10 ngày Đại lễ. Lượng khách tăng mạnh nhưng đều nằm trong khả năng đáp ứng của hạ tầng du lịch Hà Nội với 880 cơ sở lưu trú; trong đó số khách sạn được xếp hạng gần 220 khách sạn.
Các hãng lữ hành cũng nhận định, lượng khách về Hà Nội dịp Đại lễ tăng mạnh, chủ yếu là khách nội địa. Đại diện Saigontourist cho biết, khách miền Nam rất chuộng tour ra Hà Nội dịp này với gần 800 lượt khách đăng ký đi tour từ 25/9-15/10 (tăng gần gấp ba lần so với năm trước).
Bà Nguyễn Bích Thủy, Giám đốc chi nhánh Công ty du lịch Tân Đông Dương tại Hà Nội cho biết tháng Mười này là tháng khởi đầu của mùa cao điểm đón khách quốc tế, lượng khách quốc tế vào Hà Nội dịp này có tăng nhưng không nhiều.
Tổ chức tour đến Hà Nội trong dịp Đại lễ “ngại” nhất là việc cấm đường, phân luồng giao thông tại khu vực nội thành, trong khi hầu hết các khách sạn cao cấp, điểm tham quan và địa điểm tổ chức lễ hội tập trung trong nội thành khiến việc đi lại rất khó khăn, bà Bích Thủy cho biết thêm.
Đại diện Công ty Vietravel cho biết việc phân luồng giao thông tại nội thành Hà Nội ảnh hưởng đến việc đi lại của du khách, đến chương trình tham quan đã được ấn định trước. Giải pháp đưa ra là sẽ trừ hao thêm thời gian khi tham quan, mua sắm hay thời gian ra sân bay để tránh tình trạng kẹt xe ảnh hưởng đến lộ trình của khách.
Về vấn đề lưu trú, hầu hết các công ty lữ hành lớn đã dự báo lượng khách mua tour và ký hợp đồng đặt phòng trước khoảng ba tháng nên tình trạng khan hiếm phòng cho khách không xảy ra. Với khách đi lẻ, họ cũng đã chủ động liên hệ với người thân, hoặc thuê nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao.
Theo ông Trương Minh Tiến, hiện Sở Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội chưa nhận được báo cáo nào từ các cơ sở lưu trú về việc quá tải, không đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho du khách. Ngành du lịch phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tổ chức các đoàn kiểm tra và kiên quyết xử phạt nghiêm những đơn vị tự ý tăng giá dịch vụ, “chặt chém” du khách.
Bên cạnh đó, Sở Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo các làng nghề như Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh... xây dựng mẫu mã một số sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng dịp Đại lễ.
Tham quan các làng nghề, du khách không chỉ được tận mắt xem quá trình các nghệ nhân làm ra các sản phẩm mà còn có thể mua một số món quà làm kỷ niệm. Với mẫu mã độc đáo chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, những món quà này sẽ làm hài lòng mỗi du khách./.
Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội, đối với những người làm du lịch Thủ đô, hai sự kiện du lịch trọng tâm diễn ra trong 10 ngày Đại lễ gồm Liên hoan Du lịch Quốc tế Thăng Long, diễn ra từ ngày 2-5/10, tại Thiên đường Bảo Sơn; Liên hoan Ẩm thực Hà Thành, tổ chức từ mùng 6-11/10, tại Công viên Hồ Tây được đầu tư nhiều công sức với thông điệp quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch-văn hóa-lịch sử-ẩm thực đặc sắc của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Hai sự kiện du lịch này diễn ra gần như liên tục trong 10 ngày Đại lễ sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đây cũng là nhịp cầu giao lưu văn hóa để du khách hiểu được những nét tổng quát về Hà Nội.
Ngoài ra, phong trào “Người Hà Nội đón bạn thăm nhà” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm tham quan...
Ông Trương Minh Tiến cho biết, khách đến Hà Nội dịp này sẽ có ba dạng: lượng khách mời chính thức tham dự Đại lễ của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, số khách đặt tour qua các công ty lữ hành và khách tự tổ chức về Hà Nội theo hình thức tham quan hoặc thăm người thân. Trong số này, lượng khách tự về Hà Nội sẽ tăng mạnh.
Trong cả tháng Mười này, ngành du lịch Hà Nội dự đoán có khoảng 2 triệu lượt khách đến Hà Nội, trong đó có khoảng một triệu lượt khách đến dịp 10 ngày Đại lễ. Lượng khách tăng mạnh nhưng đều nằm trong khả năng đáp ứng của hạ tầng du lịch Hà Nội với 880 cơ sở lưu trú; trong đó số khách sạn được xếp hạng gần 220 khách sạn.
Các hãng lữ hành cũng nhận định, lượng khách về Hà Nội dịp Đại lễ tăng mạnh, chủ yếu là khách nội địa. Đại diện Saigontourist cho biết, khách miền Nam rất chuộng tour ra Hà Nội dịp này với gần 800 lượt khách đăng ký đi tour từ 25/9-15/10 (tăng gần gấp ba lần so với năm trước).
Bà Nguyễn Bích Thủy, Giám đốc chi nhánh Công ty du lịch Tân Đông Dương tại Hà Nội cho biết tháng Mười này là tháng khởi đầu của mùa cao điểm đón khách quốc tế, lượng khách quốc tế vào Hà Nội dịp này có tăng nhưng không nhiều.
Tổ chức tour đến Hà Nội trong dịp Đại lễ “ngại” nhất là việc cấm đường, phân luồng giao thông tại khu vực nội thành, trong khi hầu hết các khách sạn cao cấp, điểm tham quan và địa điểm tổ chức lễ hội tập trung trong nội thành khiến việc đi lại rất khó khăn, bà Bích Thủy cho biết thêm.
Đại diện Công ty Vietravel cho biết việc phân luồng giao thông tại nội thành Hà Nội ảnh hưởng đến việc đi lại của du khách, đến chương trình tham quan đã được ấn định trước. Giải pháp đưa ra là sẽ trừ hao thêm thời gian khi tham quan, mua sắm hay thời gian ra sân bay để tránh tình trạng kẹt xe ảnh hưởng đến lộ trình của khách.
Về vấn đề lưu trú, hầu hết các công ty lữ hành lớn đã dự báo lượng khách mua tour và ký hợp đồng đặt phòng trước khoảng ba tháng nên tình trạng khan hiếm phòng cho khách không xảy ra. Với khách đi lẻ, họ cũng đã chủ động liên hệ với người thân, hoặc thuê nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao.
Theo ông Trương Minh Tiến, hiện Sở Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội chưa nhận được báo cáo nào từ các cơ sở lưu trú về việc quá tải, không đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho du khách. Ngành du lịch phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tổ chức các đoàn kiểm tra và kiên quyết xử phạt nghiêm những đơn vị tự ý tăng giá dịch vụ, “chặt chém” du khách.
Bên cạnh đó, Sở Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo các làng nghề như Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh... xây dựng mẫu mã một số sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng dịp Đại lễ.
Tham quan các làng nghề, du khách không chỉ được tận mắt xem quá trình các nghệ nhân làm ra các sản phẩm mà còn có thể mua một số món quà làm kỷ niệm. Với mẫu mã độc đáo chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, những món quà này sẽ làm hài lòng mỗi du khách./.
Xuân Cường (Báo Tin tức/Vietnam+)