Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 30-31/10.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Liên bang Nga đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, hai nước có nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên bang Nga.
Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục địa Âu và Á. Ở thời điểm 1/5/2010, theo số liệu Cơ quan thống kê Nga, dân số Nga là 141,9 triệu người, gồm 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm hơn 81,5%.
Trải qua những khó khăn do khủng hoảng nặng nề trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20, từ năm 2001 đến tháng 9/2008, nhờ sự tăng cao về giá cả các mặt hàng năng lượng xuất khẩu, tăng trưởng đầu tư, nhu cầu tiêu dùng nội địa và có sự đầu tư thích đáng, kinh tế Liên bang Nga phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình 6-8%/năm.
Năm 2007, Nga trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới với DGP tăng 8,1% và đạt 33,114 ngàn tỷ rúp (tương đương gần 1.250 tỷ USD), sản xuất công nghiệp tăng 6,3%.
Những năm gần đây, kim ngạch ngoại thương của Nga tăng liên tục ở mức từ 26% đến gần 32% và xuất siêu luôn đạt mức cao.
Từ năm 2005, mức xuất siêu đạt trên 100 tỷ USD, đặc biệt trong năm 2008, chỉ số này là 179,8 tỷ USD. Đầu tư vào vốn cơ bản liên tục tăng, mức đầu tư năm 2008 đạt 8765 tỷ rúp, tăng hơn 3 lần so với mức 2.865 ngàn tỷ rúp của năm 2004.
Nga đã trả trước thời hạn các khoản nợ thừa kế từ thời Liên Xô, trong đó có khoản nợ 23,7 tỷ USD của Câu lạc bộ Paris. Lạm phát từ tốc độ phi mã trong những năm cuối thế kỷ 20 giảm xuống còn 12% vào năm 2007; năm 2008 là 13,3% và năm 2009 là 8,8%. Thu nhập tính theo đầu người của người dân thường xuyên tăng và đạt khoảng gần 10.000 USD trong năm 2008. Mức thất nghiệp không cao, với khoảng 4,25 triệu người trong năm 2007 và 5,3 triệu người trong năm 2008, chiếm tương ứng 4,7% và 5,9% dân cư ở độ tuổi lao động.
Đặc biệt năm 2008, kinh tế Nga bắt đầu chịu tác động của khủng hoảng nhưng GDP vẫn tăng trưởng 5,6% (đạt khoảng 1.300 tỷ USD).
Ngày 30/1/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga là sự tiếp nối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Xô trong tình hình mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế của thời đại.
Ngày 16/6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho mối quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga trong giai đoạn phát triển mới.
Quan hệ chính trị giữa hai nước không ngừng được tăng cường và củng cố. Tháng 3/2001, Việt Nam và Liên bang Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống V.Putin.
Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tạo động lực cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Liên bang Nga tháng 10/2002 và tháng 7/2010; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2003); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (2004); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007 và 2009); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2008); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2009).
Năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Lễ kỷ niệm 65 năm chiến thăng phát xít (9/5) tại Mátxcơva và thăm địa phương Nga.
Về phía Liên bang Nga có Tổng thống Nga V.Putin thăm Việt Nam hai lần (tháng 3/2001 và tháng 11/2006); Thủ tướng Nga Kasianov thăm Việt Nam tháng 3/2002; Thủ tướng Fradkov thăm Việt Nam năm 2006; Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Nga Mironov thăm Việt Nam 2005.
Cơ sở pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ (từ năm 1991 đến nay đã có trên 60 văn kiện song phương được ký kết) và đang tiếp tục được hoàn thiện.
Đặc biệt, hai bên đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm, thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ hai nước từ thời Liên Xô để lại.
Hai bên có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, ARF...; đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN-Nga, đặc biệt trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN. Cấp cao ASEAN-Nga lần hai sẽ diễn ra tại Hà Nội năm 2010. Việt Nam ủng hộ Nga tham gia ASEM và Cấp cao Đông Á.
Trong quan hệ thương mại, kim ngạch hai chiều từ chỗ chỉ khoảng 350-400 triệu USD vào giữa những năm 90, năm 2005 lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ USD, năm 2008 đã đạt 1,64 tỷ USD, năm 2009 là 1,83 tỷ USD, 4 tháng đầu năm 2010 đạt 500 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là thủy sản, sản phẩm may mặc, cao su, giày dép. Các mặt hàng nhập khẩu chính là than, thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu.
Nga hiện có 67 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 755,1 triệu USD, đứng thứ 23/81 các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải viễn thông, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Đầu tư của Việt Nam sang Nga trong vài năm trở lại đây tăng nhanh, từ chỗ chỉ có 12 dự án với tổng số vốn khoảng hơn 100 triệu USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến thực phẩm , may mặc, giày dép và xuất khẩu đồ gỗ, nay đã có tới 18 dự án với tổng vỗn đầu tư là 1,7 tỷ USD, trong đó có các dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, ngân hàng, thương mại, dịch vụ.
Dầu khí, năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước Việt-Nga.
Tháng 10/2008, hai bên đã ký Nghị định thư chuyển đổi Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sau năm 2010. Tập đoàn khí đốt Gazprom và Tập đoàn dầu lửa hải ngoại Zarubezneft của Nga tiếp tục hợp tác hiệu quả với Petrovietnam.
Hai bên đã lập các liên doanh mới như Vietgazprom, Rusvietpetro và Gazpromviet để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Nga và tiến tới các nước thứ ba.
Nga tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc hiện đại hóa và xây mới các công trình năng lượng tại Việt Nam.
Bên cạnh hợp tác khoa học, văn hóa, hợp tác du lịch ngày càng phát triển. Từ năm 2006 trở lại đây, lượng khách du lịch Nga sang Việt Nam hàng năm tăng trung bình hơn 30%. Nga vẫn là một trong những nước đào tạo nguồn nhân lực chính của Việt Nam.
Hiện nay, hàng năm Nga cấp cho Việt Nam khoảng 300 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học tại các trường của Nga. Số lượng lưu học sinh du học tại Nga (kể cả theo diện tự túc) hiện lên đến hơn 5000 người.
Cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống tại Nga hiện có khoảng 80.000 người, phần lớn là kinh doanh, buôn bán ở các thành phố lớn. Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội tại Mátxcơva vừa được khởi công xây dựng tháng 5/2010, dự kiến hoàn thành vào năm 2013, sẽ là địa điểm kinh doanh hợp pháp, ổn định, đáp ứng các yêu cầu của luật pháp Nga cho cộng đồng người Việt Nam tại nước bạn.
Việt Nam và Liên bang Nga cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai bên đã thiết lập và duy trì hoạt động hiệu quả cơ chế tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Đối thoại chiến lược ngoại giao-an ninh-quốc phòng.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Nga D. Medvedev khẳng định quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước tăng cường mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đưa hợp tác đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.
Chuyến thăm còn thể hiện chủ trương của Nga trong việc tăng cường quan hệ với khu vực châu Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, coi đây là hướng ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.
Nga tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác đa phương tại khu vực như ARF, APEC, ASEM và đang hướng tới trở thành viên chính thức của Cấp cao Đông Á (EAS)./.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Liên bang Nga đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, hai nước có nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên bang Nga.
Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục địa Âu và Á. Ở thời điểm 1/5/2010, theo số liệu Cơ quan thống kê Nga, dân số Nga là 141,9 triệu người, gồm 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm hơn 81,5%.
Trải qua những khó khăn do khủng hoảng nặng nề trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20, từ năm 2001 đến tháng 9/2008, nhờ sự tăng cao về giá cả các mặt hàng năng lượng xuất khẩu, tăng trưởng đầu tư, nhu cầu tiêu dùng nội địa và có sự đầu tư thích đáng, kinh tế Liên bang Nga phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình 6-8%/năm.
Năm 2007, Nga trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới với DGP tăng 8,1% và đạt 33,114 ngàn tỷ rúp (tương đương gần 1.250 tỷ USD), sản xuất công nghiệp tăng 6,3%.
Những năm gần đây, kim ngạch ngoại thương của Nga tăng liên tục ở mức từ 26% đến gần 32% và xuất siêu luôn đạt mức cao.
Từ năm 2005, mức xuất siêu đạt trên 100 tỷ USD, đặc biệt trong năm 2008, chỉ số này là 179,8 tỷ USD. Đầu tư vào vốn cơ bản liên tục tăng, mức đầu tư năm 2008 đạt 8765 tỷ rúp, tăng hơn 3 lần so với mức 2.865 ngàn tỷ rúp của năm 2004.
Nga đã trả trước thời hạn các khoản nợ thừa kế từ thời Liên Xô, trong đó có khoản nợ 23,7 tỷ USD của Câu lạc bộ Paris. Lạm phát từ tốc độ phi mã trong những năm cuối thế kỷ 20 giảm xuống còn 12% vào năm 2007; năm 2008 là 13,3% và năm 2009 là 8,8%. Thu nhập tính theo đầu người của người dân thường xuyên tăng và đạt khoảng gần 10.000 USD trong năm 2008. Mức thất nghiệp không cao, với khoảng 4,25 triệu người trong năm 2007 và 5,3 triệu người trong năm 2008, chiếm tương ứng 4,7% và 5,9% dân cư ở độ tuổi lao động.
Đặc biệt năm 2008, kinh tế Nga bắt đầu chịu tác động của khủng hoảng nhưng GDP vẫn tăng trưởng 5,6% (đạt khoảng 1.300 tỷ USD).
Ngày 30/1/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga là sự tiếp nối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Xô trong tình hình mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế của thời đại.
Ngày 16/6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho mối quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga trong giai đoạn phát triển mới.
Quan hệ chính trị giữa hai nước không ngừng được tăng cường và củng cố. Tháng 3/2001, Việt Nam và Liên bang Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống V.Putin.
Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tạo động lực cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Liên bang Nga tháng 10/2002 và tháng 7/2010; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2003); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (2004); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007 và 2009); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2008); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2009).
Năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Lễ kỷ niệm 65 năm chiến thăng phát xít (9/5) tại Mátxcơva và thăm địa phương Nga.
Về phía Liên bang Nga có Tổng thống Nga V.Putin thăm Việt Nam hai lần (tháng 3/2001 và tháng 11/2006); Thủ tướng Nga Kasianov thăm Việt Nam tháng 3/2002; Thủ tướng Fradkov thăm Việt Nam năm 2006; Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Nga Mironov thăm Việt Nam 2005.
Cơ sở pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ (từ năm 1991 đến nay đã có trên 60 văn kiện song phương được ký kết) và đang tiếp tục được hoàn thiện.
Đặc biệt, hai bên đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm, thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ hai nước từ thời Liên Xô để lại.
Hai bên có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, ARF...; đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN-Nga, đặc biệt trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN. Cấp cao ASEAN-Nga lần hai sẽ diễn ra tại Hà Nội năm 2010. Việt Nam ủng hộ Nga tham gia ASEM và Cấp cao Đông Á.
Trong quan hệ thương mại, kim ngạch hai chiều từ chỗ chỉ khoảng 350-400 triệu USD vào giữa những năm 90, năm 2005 lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ USD, năm 2008 đã đạt 1,64 tỷ USD, năm 2009 là 1,83 tỷ USD, 4 tháng đầu năm 2010 đạt 500 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là thủy sản, sản phẩm may mặc, cao su, giày dép. Các mặt hàng nhập khẩu chính là than, thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu.
Nga hiện có 67 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 755,1 triệu USD, đứng thứ 23/81 các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải viễn thông, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Đầu tư của Việt Nam sang Nga trong vài năm trở lại đây tăng nhanh, từ chỗ chỉ có 12 dự án với tổng số vốn khoảng hơn 100 triệu USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến thực phẩm , may mặc, giày dép và xuất khẩu đồ gỗ, nay đã có tới 18 dự án với tổng vỗn đầu tư là 1,7 tỷ USD, trong đó có các dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, ngân hàng, thương mại, dịch vụ.
Dầu khí, năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước Việt-Nga.
Tháng 10/2008, hai bên đã ký Nghị định thư chuyển đổi Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sau năm 2010. Tập đoàn khí đốt Gazprom và Tập đoàn dầu lửa hải ngoại Zarubezneft của Nga tiếp tục hợp tác hiệu quả với Petrovietnam.
Hai bên đã lập các liên doanh mới như Vietgazprom, Rusvietpetro và Gazpromviet để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Nga và tiến tới các nước thứ ba.
Nga tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc hiện đại hóa và xây mới các công trình năng lượng tại Việt Nam.
Bên cạnh hợp tác khoa học, văn hóa, hợp tác du lịch ngày càng phát triển. Từ năm 2006 trở lại đây, lượng khách du lịch Nga sang Việt Nam hàng năm tăng trung bình hơn 30%. Nga vẫn là một trong những nước đào tạo nguồn nhân lực chính của Việt Nam.
Hiện nay, hàng năm Nga cấp cho Việt Nam khoảng 300 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học tại các trường của Nga. Số lượng lưu học sinh du học tại Nga (kể cả theo diện tự túc) hiện lên đến hơn 5000 người.
Cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống tại Nga hiện có khoảng 80.000 người, phần lớn là kinh doanh, buôn bán ở các thành phố lớn. Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội tại Mátxcơva vừa được khởi công xây dựng tháng 5/2010, dự kiến hoàn thành vào năm 2013, sẽ là địa điểm kinh doanh hợp pháp, ổn định, đáp ứng các yêu cầu của luật pháp Nga cho cộng đồng người Việt Nam tại nước bạn.
Việt Nam và Liên bang Nga cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai bên đã thiết lập và duy trì hoạt động hiệu quả cơ chế tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Đối thoại chiến lược ngoại giao-an ninh-quốc phòng.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Nga D. Medvedev khẳng định quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước tăng cường mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đưa hợp tác đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.
Chuyến thăm còn thể hiện chủ trương của Nga trong việc tăng cường quan hệ với khu vực châu Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, coi đây là hướng ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.
Nga tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác đa phương tại khu vực như ARF, APEC, ASEM và đang hướng tới trở thành viên chính thức của Cấp cao Đông Á (EAS)./.
(TTXVN/Vietnam+)