Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2013), sáng 11/6, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã tổ chức gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng qua các thời kỳ.
Dự và phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định những lời dạy của Bác về thi đua vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn và có giá trị thời sự sâu sắc.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng để công tác thi đua thực sự trở thành phong trào quần chúng, là công cụ hữu hiệu để vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm, sáng tạo trong việc vận động, tổ chức động viên nhân dân tham gia phong trào thi đua; Cần khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các tầng lớp nhân dân, phát triển phong trào thi đua yêu nước ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Phó Chủ tịch nước yêu cầu phong trào thi đua và công tác khen thưởng phải nhằm động viên được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực sự trở thành động lực to lớn của toàn dân; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển đất nước.
Thi đua phải đúng thời điểm, không tổ chức nhiều phong trào thi đua, nội dung và phương thức tổ chức các phong trào thi đua phải được gắn kết chặt chẽ với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Khen thưởng ít nhưng phải đảm bảo tính nêu gương, giáo dục, được dư luận xã hội đồng tình, chuyển trọng tâm thi đua, khen thưởng về cơ sở và người lao động sáng tạo, người trực tiếp sản xuất, công tác; dân chủ hóa, công khai hóa trong công tác khen thưởng.
Nêu một thực tế là nhiều tấm gương sau khi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới nhưng thiếu sức lan tỏa, Phó Chủ tịch nước đề nghị ngành Thi đua-Khen thưởng cần làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi giao lưu để truyền lửa cho thế hệ trẻ. Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đưa những chuyên đề lý luận về thi đua, khen thưởng vào giảng dạy để các thế hệ kế cận thấm nhuần tư tưởng của Bác về công tác thi đua khen thưởng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn hiện nay. Các cơ quan chức năng tập trung sửa Luật Thi đua-Khen thưởng theo kết luận của Bộ Chính trị.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, trong những năm qua, kể từ khi có Luật Thi đua, khen thưởng đến nay, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước đã có bước tiến bộ.
Các phong trào thi đua được đổi mới nội dung, hình thức thi đua phong phú và thiết thực hơn, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề về xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế. Công tác khen thưởng đảm bảo khen đúng, khen trúng, khen kịp thời; đã chú trọng việc phát hiện tập thể, cá nhân người lao động trực tiếp có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương tổ chức được nhiều phong trào thi đua.
Tại buổi gặp mặt, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo làm công tác thi đua, khen thưởng đã cùng ôn lại truyền thống lịch sử của ngành thi đua, khen thưởng và ghi nhận những thành quả của phong trào thi đua yêu nước dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định sẽ luôn quan tâm, góp phần làm cho công tác thi đua khen thưởng được tốt hơn.
65 năm trước, tại bản Là Nọn, xã Phú Bình, huyện Định Hóa (Thái Nguyên), nhân kỷ niệm 1.000 ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời “kêu gọi thi đua ái quốc”, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước có tổ chức ở Việt Nam, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ.
Theo lời hiệu triệu “Thi đua ái quốc” của Người, các tầng lớp nhân dân trong cả nước, muôn người như một, hăng hái tham gia đóng góp công sức, tiền của cho công cuộc “kháng chiến, kiến quốc” thành công. Khẩu hiệu “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương” và “Người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua” đã thực sự trở thành hành động trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, đưa cuộc kháng chiến thống thực dân Pháp xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, giờ đây đã trở thành Ngày truyền thống Thi đua yêu nước.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam , hàng loạt cuộc phát động hưởng ứng thi đua của các ngành, các giới đã được tổ chức, điển hình là các phong trào: Thi đua trong nông nghiệp với lá cờ đầu là Hợp tác xã Đại Phong (xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Trong công nghiệp có phong trào thi đua của Nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng. Trong giáo dục, đào tạo có phong trào thi đua "Hai tốt" (Dạy tốt, học tốt) theo tấm gương điển hình của Trường Phổ thông Cấp II Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam).
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước (1986), nhiều phong trào thi đua mới xuất hiện và thực hiện có hiệu quả, như phong trào “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế,” “Xóa đói, giảm nghèo,” “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,” “Lao động giỏi, lao động sáng tạo,” “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”… đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước./.
Dự và phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định những lời dạy của Bác về thi đua vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn và có giá trị thời sự sâu sắc.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng để công tác thi đua thực sự trở thành phong trào quần chúng, là công cụ hữu hiệu để vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm, sáng tạo trong việc vận động, tổ chức động viên nhân dân tham gia phong trào thi đua; Cần khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các tầng lớp nhân dân, phát triển phong trào thi đua yêu nước ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Phó Chủ tịch nước yêu cầu phong trào thi đua và công tác khen thưởng phải nhằm động viên được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực sự trở thành động lực to lớn của toàn dân; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển đất nước.
Thi đua phải đúng thời điểm, không tổ chức nhiều phong trào thi đua, nội dung và phương thức tổ chức các phong trào thi đua phải được gắn kết chặt chẽ với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Khen thưởng ít nhưng phải đảm bảo tính nêu gương, giáo dục, được dư luận xã hội đồng tình, chuyển trọng tâm thi đua, khen thưởng về cơ sở và người lao động sáng tạo, người trực tiếp sản xuất, công tác; dân chủ hóa, công khai hóa trong công tác khen thưởng.
Nêu một thực tế là nhiều tấm gương sau khi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới nhưng thiếu sức lan tỏa, Phó Chủ tịch nước đề nghị ngành Thi đua-Khen thưởng cần làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi giao lưu để truyền lửa cho thế hệ trẻ. Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đưa những chuyên đề lý luận về thi đua, khen thưởng vào giảng dạy để các thế hệ kế cận thấm nhuần tư tưởng của Bác về công tác thi đua khen thưởng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn hiện nay. Các cơ quan chức năng tập trung sửa Luật Thi đua-Khen thưởng theo kết luận của Bộ Chính trị.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, trong những năm qua, kể từ khi có Luật Thi đua, khen thưởng đến nay, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước đã có bước tiến bộ.
Các phong trào thi đua được đổi mới nội dung, hình thức thi đua phong phú và thiết thực hơn, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề về xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế. Công tác khen thưởng đảm bảo khen đúng, khen trúng, khen kịp thời; đã chú trọng việc phát hiện tập thể, cá nhân người lao động trực tiếp có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương tổ chức được nhiều phong trào thi đua.
Tại buổi gặp mặt, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo làm công tác thi đua, khen thưởng đã cùng ôn lại truyền thống lịch sử của ngành thi đua, khen thưởng và ghi nhận những thành quả của phong trào thi đua yêu nước dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định sẽ luôn quan tâm, góp phần làm cho công tác thi đua khen thưởng được tốt hơn.
65 năm trước, tại bản Là Nọn, xã Phú Bình, huyện Định Hóa (Thái Nguyên), nhân kỷ niệm 1.000 ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời “kêu gọi thi đua ái quốc”, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước có tổ chức ở Việt Nam, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ.
Theo lời hiệu triệu “Thi đua ái quốc” của Người, các tầng lớp nhân dân trong cả nước, muôn người như một, hăng hái tham gia đóng góp công sức, tiền của cho công cuộc “kháng chiến, kiến quốc” thành công. Khẩu hiệu “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương” và “Người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua” đã thực sự trở thành hành động trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, đưa cuộc kháng chiến thống thực dân Pháp xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, giờ đây đã trở thành Ngày truyền thống Thi đua yêu nước.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam , hàng loạt cuộc phát động hưởng ứng thi đua của các ngành, các giới đã được tổ chức, điển hình là các phong trào: Thi đua trong nông nghiệp với lá cờ đầu là Hợp tác xã Đại Phong (xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Trong công nghiệp có phong trào thi đua của Nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng. Trong giáo dục, đào tạo có phong trào thi đua "Hai tốt" (Dạy tốt, học tốt) theo tấm gương điển hình của Trường Phổ thông Cấp II Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam).
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước (1986), nhiều phong trào thi đua mới xuất hiện và thực hiện có hiệu quả, như phong trào “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế,” “Xóa đói, giảm nghèo,” “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,” “Lao động giỏi, lao động sáng tạo,” “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”… đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)