Đức chiếm vị trí hàng đầu về Chỉ số quản lý chất dẻo (PMI) trên thế giới, tiếp theo là Nhật Bản, Pháp, Anh, Mỹ

TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach – Ngày 5 tháng 10 năm 2021 –Back to Blue (tạm dịch: Trở lại màu xanh nước biển), một sáng kiến ​​về sức khỏe đại dương của Economist Impact và Nippon Foundation (Quỹ Nippon) vừa công bố ấn bản đầu tiên của Chỉ số quản lý chất dẻo (Plastics Management Index – […]

TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach – Ngày 5 tháng 10 năm 2021 –Back to Blue (tạm dịch: Trở lại màu xanh nước biển), một sáng kiến ​​về sức khỏe đại dương của Economist Impact và Nippon Foundation (Quỹ Nippon) vừa công bố ấn bản đầu tiên của Chỉ số quản lý chất dẻo (Plastics Management Index – PMI). Chỉ số này xếp hạng 25 quốc gia tại 5 châu lục trên toàn thế giới, đánh giá năng lực của một quốc gia trong việc giảm thiểu việc quản lý chất dẻo kém, trong khi thúc đẩy sản xuất và sử dụng nhựa một cách tối ưu như một nguồn tài nguyên. Chỉ số này bao gồm 3 trụ cột – quản trị, năng lực hệ thống hiện có và sự tham gia của các bên liên quan – được đo lường trên 12 chỉ số và 44 chỉ số phụ riêng lẻ.

Thế giới sản xuất và sử dụng nhiều nhựa hơn mỗi năm, với 367 triệu tấn được sản xuất vào năm 2020. Với dự báo sản lượng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, nhựa không phải là thách thức gây ô nhiễm duy nhất trên thế giới, nhưng nó được cho là nổi bật nhất. Quy mô của thách thức đòi hỏi một khuôn khổ mới bao gồm toàn bộ vòng đời của các sản phẩm nhựa – từ thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ đến thải bỏ và hơn thế nữa. PMI được thiết kế để thu hút sự chú ý đến các mối quan tâm ngày càng tăng trên toàn cầu, xung quanh việc sử dụng nhựa, làm nổi bật cách quản lý nó có thể được thực hiện một cách bền vững.

Báo cáo cho thấy, Đức là quốc gia có thành tích hàng đầu trong lĩnh vực quản lý chất dẻo, đạt 87 điểm trên thang điểm 100. Xếp hạng nhất về quản trị và sự tham gia của các bên liên quan và thứ ba về năng lực hệ thống. Điều này phần lớn là do Chính phủ và các ngành công nghiệp có chương trình tái chế của Đức dẫn đến một nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa.

Mặc dù sản xuất một nửa lượng nhựa trên thế giới, nhưng châu Á lại tụt hậu trong các nỗ lực quản lý chất dẻo toàn cầu so với châu Âu. Châu Âu dẫn đầu bảng xếp hạng chung, phần lớn nhờ vào sự chủ động của Liên minh châu Âu (EU) và khả năng tài trợ cho các nghiên cứu và đổi mới của khu vực. Các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu chiếm vị trí giữa bảng, tiếp theo là các quốc gia Mỹ Latinh và các quốc gia ở châu Phi.

Bà Naka Kondo, biên tập viên của báo cáo PMI, Chính sách và Thông tin sâu tại Economist Impact, cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra Chỉ số quản lý chất dẻo như một tiêu chuẩn mới để đo lường cách các quốc gia đang đối phó với chất dẻo, từ khi xuất xưởng đến khi ra bãi rác, cũng như nhu cầu và sự quan tâm trên toàn cầu xây dựng để quản lý chất dẻo trong toàn bộ vòng đời của nó, thay vì các phương pháp tiếp cận mang tính lẻ tẻ, đơn lẻ như lệnh cấm sử dụng túi ni lông. Khá nhiều quốc gia tiếp tục nỗ lực đối phó, nhưng việc các quốc gia này có vẻ hoạt động tốt không có nghĩa là họ đang làm đủ để giải quyết các vấn đề này”.

Ông Yohei Sasakawa, Chủ tịch của Nippon Foundation nhận xét: “Con đường mà thế giới đang đi với chất dẻo rõ ràng là không bền vững. Việc chất dẻo bị xả thải trên diện rộng đang gây ra thiệt hại khôn lường cho đại dương của chúng ta. Quy mô của thách thức thật đáng kinh ngạc và cần có ngay các giải pháp gắn kết và hiệu quả có thể giải quyết mọi yếu tố của vòng đời phức tạp về chất dẻo. Tôi hy vọng, Chỉ số quản lý chất dẻo sẽ làm sáng tỏ vị trí của chúng tôi trên toàn cầu và vị trí mà chúng tôi cần đi đầu để quản lý chất dẻo một cách hiệu quả và có trách nhiệm hơn”.

Xếp hạng tổng thể

Những quốc gia hoạt động tốt nhất trong mỗi trụ cột được xếp hạng như sau:

Quản trị: Đức (1), Nhật Bản (2), Pháp (3), Mỹ (4), Thụy Điển (5)

Năng lực hệ thống: Anh (1), Nhật Bản (2), Đức (3), Mỹ (4), Pháp (5)

Sự tham gia của các bên liên quan: Đức (1), Malaysia (2),Nhật Bản (3), Australia (4), Chile (5)

Hãy truy cập backtoblueinitiative.com để có báo cáo đầy đủ, sổ làm việc dữ liệu và công cụ tương tác

Thông tin về the Plastics Management Index – PMI (Chỉ số quản lý chất dẻo)

PMI xoay quanh ba trụ cột, hệ thống quản trị, năng lực hệ thống hiện có và sự tham gia của các bên liên quan. PMI xếp hạng 25 quốc gia trên 12 chỉ số và 44 chỉ số phụ. Để biết thêm về phương pháp lập chỉ mục, hãy xem phụ lục phương pháp luận ở cuối báo cáo.

Hãy truy cập backtoblueinitiative.com để có sách trắng, công cụ tương tác để khám phá bảng xếp hạng và sổ làm việc dữ liệu chỉ mục.

25 quốc gia được chọn cho chỉ số là:

Argentina Ai Cập Ấn Độ Malaysia Thụy Điển
Australia Phần Lan Indonesia Mexico Thái Lan
Brazil Pháp Nhật BảnJ Nigeria Anh
Chile Đức Jordan Nga Mỹ
Trung Quốc Ghana Kenya Nam Phi Việt Nam

Thông tin về Economist Impact (Ảnh hưởng về kinh tế)

Tạp chí Economist kết hợp sự chặt chẽ của một tổ chức tư vấn với sự sáng tạo của một thương hiệu truyền thông để thu hút khán giả có ảnh hưởng trên toàn cầu. Economist tin rằng, những hiểu biết dựa trên bằng chứng có thể mở ra cuộc tranh luận, mở rộng quan điểm và thúc đẩy sự tiến bộ. Các dịch vụ do Economist Impact cung cấp trước đây đã tồn tại trong The Economist Group dưới dạng các thực thể riêng biệt, bao gồm Lãnh đạo về tư tưởng của Economist Intelligence Unit – EIU (Đơn vị tình báo kinh tế là một doanh nghiệp độc lập thuộc Economist Group), Chính sách Công của EIU, Chính sách Y tế của EIU, Sự kiện của Economist, EBrandConnect và SignalNoise.

Economist đang xây dựng hồ sơ phân tích 75 năm tại 205 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cùng với việc thiết kế khung, đo điểm chuẩn, phân tích tác động kinh tế và xã hội, dự báo và mô hình hóa kịch bản, Economist cung cấp cách kể chuyện sáng tạo, chuyên môn về sự kiện, giải pháp tư duy thiết kế và các sản phẩm truyền thông dẫn đầu thị trường, giúp Economist Impact có vị trí duy nhất để mang lại kết quả có thể đo lường được cho khách hàng.

#EconomistImpact

Thông tin về The Nippon Foundation (Quỹ Nippon)

Được thành lập vào năm 1962, Nippon Foundation là quỹ từ thiện lớn nhất của Nhật Bản, cung cấp sự hỗ trợ cho các hoạt động dịch vụ công trong nhiều lĩnh vực xuyên biên giới quốc gia. Về các vấn đề đại dương, Nippon Foundation hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng nguồn nhân lực, những người sẽ vạch ra lộ trình cho tương lai của đại dương và truyền lại sự giàu có của đại dương cho các thế hệ tương lai. Các lĩnh vực hoạt động chính khác bao gồm hỗ trợ trẻ em, người khuyết tật, cứu trợ thiên tai và hợp tác quốc tế, với mục tiêu cuối cùng là đạt được một xã hội, nơi tất cả mọi người hỗ trợ lẫn nhau.

Tin cùng chuyên mục