Sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm thay thế cá mồi tươi sống là đề tài nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất của anh Vũ Quang Lệch - Công ty Cổ phần thương mại Á Âu ở khu Công nghiệp thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Anh Lệch cho biết tập quán nuôi cá lóc từ xưa tới nay chủ yếu cho ăn bằng mồi tươi sống là hai loại cá biển và cá nước ngọt. Nếu mùa khô thức ăn cho cá lóc rất đắt, không lãi.
Đặc biệt nuôi cá lóc bằng mồi tươi sống gặp nhiều khó khăn như gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, tiêu diệt nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, tốn kém nhân công chăm sóc nên chỉ nuôi với số lượng nhỏ từ 3-5 tấn/ao, chất lượng cá không ngon, có mùi tanh, tích mỡ; dịch bệnh xảy ra khó xử lý; giá thành cao, không chủ động được thức ăn, đặc biệt là vào mùa khô.
Trước hiện trạng trên, anh Lệch đã nghiên cứu và chế biến thành công thức ăn công nghiệp giàu chất đạm để nuôi cá lóc thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, chi phí rẻ hơn so với thức ăn bằng mồi tươi sống.
Nếu nuôi 1kg cá lóc thương phẩm bằng thức ăn tươi sống phải tốn đến 4,2kg thức ăn, trong khi đó thức ăn công nghiệp chỉ tốn 1,35 kg, giảm 4.470 đồng/kg cá thành phẩm, bên cạnh thuốc chữa bệnh chỉ bằng 50% so với nuôi thường; chi phí điện, nước và công cũng chỉ bằng 60%.
Điều mà anh Lệch rất tâm đắc là sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc ít ô nhiễm môi trường so với nuôi bằng cá mồi tươi sống do thức ăn viên nổi trong thời gian 30 phút nên cá ăn hết thức ăn.
Khi sản xuất đại trà thức ăn công nghiệp thay thế cá mồi tươi sống sẽ giảm thêm việc đánh bắt thủy sản theo kiểu hủy diệt như hiện nay, vừa chủ động được nguồn thức ăn vừa chủ động phát triển nghề nuôi cá lóc không phải tuân theo thời vụ, tạo điều kiện cho người nuôi với số lượng lớn.
Thịt cá lóc có chất lượng ngon hơn, thơm hơn, thịt rắn chắc, ít mỡ, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. Hiện nay, mỗi năm anh sản xuất ra hơn 5.000 tấn thức ăn công nghiệp giàu đạm nuôi cá lóc.
Nuôi cá lóc chỉ dựa vào nguồn cá mồi thiên nhiên thì chỉ nuôi được một vụ vào mùa lũ. Thức ăn công nghiệp là bài toán tốt nhất nuôi cá lóc chuyên nghiệp quanh năm và nâng cao sản lượng nuôi.
Gắn bó với nghề nuôi cá lóc hơn 10 năm nay, ông Cao Xuân Toàn, trú tại xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò phấn khởi cho biết sau khi thử nghiệm bằng loại thức ăn viên của anh Vũ Quang Lệch gần bốn tháng cho hiệu quả tốt, cá mau lớn, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt 70% và giảm chi phí đầu tư từ 25-30% so với cách nuôi cá lóc truyền thống như trước đây, đồng thời rút ngắn thời gian so với nuôi bình thường từ 1-1,5 tháng.
Hơn nữa, yếu tố quan trọng là nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp sẽ chủ động được nguồn thức ăn nên có thể yên tâm mở rộng diện tích nuôi.
Với những lợi ích mang lại từ đề tài nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm thay thế tập quán nuôi cá lóc bằng thức ăn tươi sống, anh Vũ Quang Lệch đã đạt giải B Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh năm 2011 và được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sáng tạo trong công nhân, viên chức lao động, giai đoạn 2007-2012. ./.
Anh Lệch cho biết tập quán nuôi cá lóc từ xưa tới nay chủ yếu cho ăn bằng mồi tươi sống là hai loại cá biển và cá nước ngọt. Nếu mùa khô thức ăn cho cá lóc rất đắt, không lãi.
Đặc biệt nuôi cá lóc bằng mồi tươi sống gặp nhiều khó khăn như gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, tiêu diệt nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, tốn kém nhân công chăm sóc nên chỉ nuôi với số lượng nhỏ từ 3-5 tấn/ao, chất lượng cá không ngon, có mùi tanh, tích mỡ; dịch bệnh xảy ra khó xử lý; giá thành cao, không chủ động được thức ăn, đặc biệt là vào mùa khô.
Trước hiện trạng trên, anh Lệch đã nghiên cứu và chế biến thành công thức ăn công nghiệp giàu chất đạm để nuôi cá lóc thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, chi phí rẻ hơn so với thức ăn bằng mồi tươi sống.
Nếu nuôi 1kg cá lóc thương phẩm bằng thức ăn tươi sống phải tốn đến 4,2kg thức ăn, trong khi đó thức ăn công nghiệp chỉ tốn 1,35 kg, giảm 4.470 đồng/kg cá thành phẩm, bên cạnh thuốc chữa bệnh chỉ bằng 50% so với nuôi thường; chi phí điện, nước và công cũng chỉ bằng 60%.
Điều mà anh Lệch rất tâm đắc là sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc ít ô nhiễm môi trường so với nuôi bằng cá mồi tươi sống do thức ăn viên nổi trong thời gian 30 phút nên cá ăn hết thức ăn.
Khi sản xuất đại trà thức ăn công nghiệp thay thế cá mồi tươi sống sẽ giảm thêm việc đánh bắt thủy sản theo kiểu hủy diệt như hiện nay, vừa chủ động được nguồn thức ăn vừa chủ động phát triển nghề nuôi cá lóc không phải tuân theo thời vụ, tạo điều kiện cho người nuôi với số lượng lớn.
Thịt cá lóc có chất lượng ngon hơn, thơm hơn, thịt rắn chắc, ít mỡ, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. Hiện nay, mỗi năm anh sản xuất ra hơn 5.000 tấn thức ăn công nghiệp giàu đạm nuôi cá lóc.
Nuôi cá lóc chỉ dựa vào nguồn cá mồi thiên nhiên thì chỉ nuôi được một vụ vào mùa lũ. Thức ăn công nghiệp là bài toán tốt nhất nuôi cá lóc chuyên nghiệp quanh năm và nâng cao sản lượng nuôi.
Gắn bó với nghề nuôi cá lóc hơn 10 năm nay, ông Cao Xuân Toàn, trú tại xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò phấn khởi cho biết sau khi thử nghiệm bằng loại thức ăn viên của anh Vũ Quang Lệch gần bốn tháng cho hiệu quả tốt, cá mau lớn, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt 70% và giảm chi phí đầu tư từ 25-30% so với cách nuôi cá lóc truyền thống như trước đây, đồng thời rút ngắn thời gian so với nuôi bình thường từ 1-1,5 tháng.
Hơn nữa, yếu tố quan trọng là nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp sẽ chủ động được nguồn thức ăn nên có thể yên tâm mở rộng diện tích nuôi.
Với những lợi ích mang lại từ đề tài nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm thay thế tập quán nuôi cá lóc bằng thức ăn tươi sống, anh Vũ Quang Lệch đã đạt giải B Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh năm 2011 và được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sáng tạo trong công nhân, viên chức lao động, giai đoạn 2007-2012. ./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)