Ngày 20/4, Cuộc đối thoại liên hành động do Đại hội đồng Liên hợp quốc chủ trì nhân Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (22/4) khẳng định giải pháp phát triển bền vững trên toàn cầu phải dựa trên cơ sở khoa học và mô hình phát triển mới phải phản ánh tác động của con người đến hệ sinh thái.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser nhấn mạnh phát triển kinh tế dựa trên các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững đang phá hoại các nỗ lực của nhân loại tìm kiếm sự hài hoà với tự nhiên, trong khi nhân loại có các nguồn lực, tri thức khoa học và những bí quyết để cứu hành tinh. Do đó, mô hình khoa học về phát triển bền vững cần cung cấp các công cụ thực tiễn để sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn và bảo vệ hệ sinh thái thông qua thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở mọi cấp.
Hệ thống Liên hợp quốc cần phối hợp hành động để hỗ trợ đường lối dựa trên khoa học mạnh mẽ hơn, khuyến khích các nước tiếp tục ủng hộ giới khoa học công nghệ, tham gia thúc đẩy phát triển bền vững. Một mặt tiếp tục quá trình bảo vệ được hành tinh, một mặt nhân loại cần tìm kiếm cách thức duy trì cuộc sống cũng như nhu cầu cấp thiết mà Trái Đất cần hỗ trợ để có thể nuôi sống 7-9 tỷ người. Đây là 2 vấn đề lớn nhất để nhân loại có thể tồn tại hài hoà với hành tinh.
Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) sẽ là cơ hội đánh giá quan hệ của con người với tự nhiên trong 20 năm qua, khẳng định lại các cam kết trước đây về bảo vệ môi trường, đồng thời truyền động lực mới và đổi mới nhằm nuôi dưỡng sự bền vững.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc cảnh báo sự bền vững của cuộc sống trên Trái Đất lần đầu tiên đã bị lâm nguy đến mức các xã hội cần hành động khẩn cấp trên toàn cầu. Ông kêu gọi giới khoa học đóng vai trò quan trọng hơn để nhận biết và làm sáng tỏ các vấn đề toàn cầu. Ông kêu gọi đề cao sự đóng góp của khoa học và đổi mới để đạt phát triển bền vững và các nhà khoa học phải định hướng mô hình phát triển mới này.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Hội nghị Rio+20 Sha Zukang cho rằng nhân loại đã sai lầm khi không coi mình là thể thống nhất với tự nhiên. Khoa học công nghệ cần nuôi dưỡng sự gắn kết mạnh mẽ với lợi ích của toàn nhân loại chứ không chỉ với 20% dân số giàu có trên toàn cầu. Nhân loại cần tư duy mới, dứt khoát từ bỏ mô hình tăng trưởng cũ gắn với sự khai thác không hiệu quả, lãng phí, không bền vững cả về xã hội và môi trường.
Các nhà khoa học quốc tế tham dự Cuộc Đối thoại liên hành động của Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định những trở ngại cản trở nhân loại hài hoà với tự nhiên là những tập quán cũ, các mô hình văn hoá cũ, tiêu dùng và sản xuất không bền vững đồng thời với sự không hoà hợp về nhận thức. Tài chính hoá tự nhiên là nguy cơ cực kỳ đáng lo ngại. Vì vậy, nhân loại cần thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế xã hội hài hoà với tự nhiên để đảm bảo tương lai bền vững mà con người mong muốn./.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser nhấn mạnh phát triển kinh tế dựa trên các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững đang phá hoại các nỗ lực của nhân loại tìm kiếm sự hài hoà với tự nhiên, trong khi nhân loại có các nguồn lực, tri thức khoa học và những bí quyết để cứu hành tinh. Do đó, mô hình khoa học về phát triển bền vững cần cung cấp các công cụ thực tiễn để sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn và bảo vệ hệ sinh thái thông qua thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở mọi cấp.
Hệ thống Liên hợp quốc cần phối hợp hành động để hỗ trợ đường lối dựa trên khoa học mạnh mẽ hơn, khuyến khích các nước tiếp tục ủng hộ giới khoa học công nghệ, tham gia thúc đẩy phát triển bền vững. Một mặt tiếp tục quá trình bảo vệ được hành tinh, một mặt nhân loại cần tìm kiếm cách thức duy trì cuộc sống cũng như nhu cầu cấp thiết mà Trái Đất cần hỗ trợ để có thể nuôi sống 7-9 tỷ người. Đây là 2 vấn đề lớn nhất để nhân loại có thể tồn tại hài hoà với hành tinh.
Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) sẽ là cơ hội đánh giá quan hệ của con người với tự nhiên trong 20 năm qua, khẳng định lại các cam kết trước đây về bảo vệ môi trường, đồng thời truyền động lực mới và đổi mới nhằm nuôi dưỡng sự bền vững.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc cảnh báo sự bền vững của cuộc sống trên Trái Đất lần đầu tiên đã bị lâm nguy đến mức các xã hội cần hành động khẩn cấp trên toàn cầu. Ông kêu gọi giới khoa học đóng vai trò quan trọng hơn để nhận biết và làm sáng tỏ các vấn đề toàn cầu. Ông kêu gọi đề cao sự đóng góp của khoa học và đổi mới để đạt phát triển bền vững và các nhà khoa học phải định hướng mô hình phát triển mới này.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Hội nghị Rio+20 Sha Zukang cho rằng nhân loại đã sai lầm khi không coi mình là thể thống nhất với tự nhiên. Khoa học công nghệ cần nuôi dưỡng sự gắn kết mạnh mẽ với lợi ích của toàn nhân loại chứ không chỉ với 20% dân số giàu có trên toàn cầu. Nhân loại cần tư duy mới, dứt khoát từ bỏ mô hình tăng trưởng cũ gắn với sự khai thác không hiệu quả, lãng phí, không bền vững cả về xã hội và môi trường.
Các nhà khoa học quốc tế tham dự Cuộc Đối thoại liên hành động của Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định những trở ngại cản trở nhân loại hài hoà với tự nhiên là những tập quán cũ, các mô hình văn hoá cũ, tiêu dùng và sản xuất không bền vững đồng thời với sự không hoà hợp về nhận thức. Tài chính hoá tự nhiên là nguy cơ cực kỳ đáng lo ngại. Vì vậy, nhân loại cần thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế xã hội hài hoà với tự nhiên để đảm bảo tương lai bền vững mà con người mong muốn./.
(TTXVN)