Khoang lái được coi là 'đầu não' của toàn bộ đoàn tàu Bắc Nam. Đây cũng là nơi quyết định đến cả một hành trình dài 1.726km từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đầu máy Đổi Mới dài 16,8m, phần lớn là chỗ để máy, cabin dành cho lái chính và lái phụ rất chật hẹp (3m chiều ngang x 1,7m chiều dài), không có toalét cũng như không có cửa thông sang toa hành khách. Một đoàn tàu nếu tính cả đầu máy có thể dài tới 300m (nếu kéo khoảng 13 toa). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi chuyến tàu Bắc - Nam có 6 kíp gồm 1 lái chính và 1 lái phụ, mỗi kíp sẽ chạy tàu trong 6 tiếng liền và chỉ có 10 -15 phút nghỉ tại các ga lớn, nên việc sống chung với tiếng ồn, sự rung lắc căng thẳng liên tiếp là điều đương nhiên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lái chính ngồi bên trái, lái phụ ngồi bên phải. Để lái chính sẽ mất 2,5 năm học trong trường và 6 năm ngồi ghế lái phụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mặc dù các đầu tàu hiện đại bây giờ được trang bị điều hòa nhưng các lái tàu vẫn thường mở hết cửa sổ ra cho thoáng, vì ngồi trong khoang lái cảm giác căng thẳng, bí bách luôn xảy ra. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trên khoang lái có một vôlăng bé xíu để tăng giảm tốc độ, thay vì chuyển hướng tàu chạy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tuyến đường sắt Bắc-Nam trải dài 1.726 km có hàng nghìn điểm giao cắt với đường bộ, nơi có rào chắn, đèn tín hiệu, nơi không. Chưa kể nhiều sinh hoạt của người dân địa phương thậm chí diễn ra ngay cạnh hành lang an toàn đường sắt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong khoang lái có thể thấy được tất cả mọi thứ diễn ra phía trước, nhưng không phải lúc nào lái tàu cũng xử lý được hết các tình huống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trung bình một ca lái tàu khoảng 4 - 7 tiếng đồng hồ, tùy theo chặng đường. Nhưng lái tàu không phải chỉ ngồi một chỗ điều khiển, mà mắt phải căng ra theo dõi từng tín hiệu cảnh báo, từng đường ngang, tay lăm lăm bóp còi và đạp phanh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lái phụ tàu ngồi bên phải có công việc hỗ trợ lái chính, tay lái phụ lúc nào cũng lăm lăm giữ nút còi gió để cảnh báo chướng ngại vật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đi trong khu vực thành phố, thị trấn, tàu không được chạy nhanh, trung bình chỉ từ 20- 30km/h. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khi tàu rời ga, sau quãng đường khoảng 2km thì tàu đạt được tốc độ 70km/h. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong hệ thống điều khiển tàu có một 'hộp đen' để theo dõi lịch trình của tàu. Chỉ cần cho tàu chạy nhanh hơn vài cây số là lái tàu có thể bị kỷ luật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khi chạy đêm, dưới chân lái tàu có 2 bàn đạp chống buồn ngủ. Ban đêm tầm quan sát rất khó, dù có 2 đèn pha cỡ lớn song cũng chỉ soi rõ được chừng 20m. Khó khăn hơn khi lái tàu qua những chặng đường nhiều sương mù hoặc mưa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Qua mỗi một ga, các lái tàu sẽ phải ghi lại giờ tàu đến tàu đi một cách chuẩn xác và báo về trung tâm. Nếu lệch chỉ một vài phút thôi, hậu quả sẽ khôn lường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lái tàu là nghề cực nhọc, vì thế mỗi tổ lái (2 người) thường chỉ lái một cung đường sắt nhất định nằm giữa 2 ga chính; tàu dừng tại ga sẽ có tổ khác lên lái tiếp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khoang lái cũng được trang bị cả gương chiếu hậu để các lái tàu có thể quan sát được đằng sau xảy ra chuyện gì. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

18: Đối với đầu tàu kiểu cũ, từ lúc phanh đến lúc dừng hẳn mất khoảng 800m; còn đầu tàu Đổi Mới, muốn dừng lại cũng mất đến 300-500m. Dừng gấp hơn có thể lật toa, thế nên khi có chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ trên đường ray thì hầu như không thể tránh khỏi xảy ra va chạm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngồi trong khoang lái, không hề quá lời khi nói rằng đó là một trong những nghề nguy hiểm nhất trong số những nghề nguy hiểm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bài trước Bài tiếp