Yến năm nay mới 23 tuổi, nhưng đã có tới 4 năm gác ghi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngay khi vừa hết cấp 3, cô gái quê Hà Tĩnh đã quyết định vào Sài Gòn học và theo ngành đường sắt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại gác chắn điểm giao cắt đường Nguyễn Kiệm (phường 4, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh thuộc Cung chắn Gò Vấp có 12 nhân viên làm việc thường trực tại đây thì đã có tới 9 người là nữ giới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Công việc gác chắn đường sắt tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng áp lực và khó khăn, đòi hỏi phải có sự cẩn trọng và linh hoạt để sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trung bình mỗi ca làm 12 tiếng, những nữ công nhân tại đây đón 15 chuyến tàu qua. Công việc càng thêm phần vất vả khi vào các dịp lễ, Tết tàu tăng chuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi 1 ca trực có 3 nữ nhân viên làm việc tại gác chắn. Tâm, Yến, Tuyền là những cô gái còn rất trẻ đang ngày ngày làm công việc thầm lặng này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Giờ tàu chạy không cố định, có lúc chạy nhanh hoặc muộn hơn thời gian dự kiến nên Yến phải tập trung cao độ, không được lơ là. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi chuyến tàu đi qua chỉ mất chừng 5 phút để hạ gác chắn. Thế nhưng, chỉ cần sơ sẩy một phút là ảnh hưởng đến tính mạng của biết bao nhiêu người. Kinh nghiệm gần 4 năm trong nghề đã dạy Yến không được chủ quan dù một giây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi chuyến tàu đi qua chỉ mất chừng 5 phút để hạ gác chắn. Thế nhưng, chỉ cần sơ sẩy một phút là ảnh hưởng đến tính mạng của biết bao nhiêu người. Kinh nghiệm gần 4 năm trong nghề đã dạy Yến không được chủ quan dù một giây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi chuyến tàu đi qua chỉ mất chừng 5 phút để hạ gác chắn. Thế nhưng, chỉ cần sơ sẩy một phút là ảnh hưởng đến tính mạng của biết bao nhiêu người. Kinh nghiệm gần 4 năm trong nghề đã dạy Yến không được chủ quan dù một giây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi chuyến tàu đi qua chỉ mất chừng 5 phút để hạ gác chắn. Thế nhưng, chỉ cần sơ sẩy một phút là ảnh hưởng đến tính mạng của biết bao nhiêu người. Kinh nghiệm gần 4 năm trong nghề đã dạy Yến không được chủ quan dù một giây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Công việc của những nữ công nhân gác chắn đường tàu diễn ra đều đặn suốt hàng ngày, hàng giờ. Do đặc thù công việc, mỗi công nhân gác phải làm việc theo ban, mỗi ban làm việc kéo dài đến 12 giờ đồng hồ, cứ làm việc được 12 giờ thì được nghỉ 24 giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khi chiếc điện thoại đặt trên bàn đổ chuông, ngay lập tức tất cả phải tập trung ra trước đường tàu để kéo barie cũng như báo hiệu cho tàu đi qua an toàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bóng các cô gái nhỏ thó, chìm vào giữa dòng xe tấp nập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Công việc cứ thế tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác như trực điện thoại, ghi chép lịch trình, xác định thời gian tàu chạy và kéo rào chắn để đảm bảo tàu được lưu thông an toàn. Chính vì thế, những cô gái như Tâm, việc phải làm trắng đêm đã không còn là điều lạ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đã theo nghề là xác định hy sinh một phần cuộc sống vì công việc. Đó là tâm sự chung của những nữ công nhân gác chắn đường tàu. Có những người còn rất trẻ như Tuyền, chỉ mới 21 tuổi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi một chuyến tàu đi qua an toàn, các chị lại thở phào nhẹ nhõm. Sự an toàn của hàng nghìn con người trên tàu cũng như dưới đường chính là điều mà các chị luôn động viên nhau để vượt qua khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Công việc gác chắn barie tưởng đơn giản hóa ra lại cực kỳ áp lực và khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Một ngày làm việc 12 tiếng, điều làm những nữ gác chắn như Yến chạnh lòng không phải vì sự vất vả của công việc mà bởi thường xuyên bị chửi mắng bởi một số người thiếu ý thức muốn mở gác chắn tàu để đi nhanh, bất chấp sự hiểm nguy rình rập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi chuyến tàu qua, những cô gái lại có được một vài phút thả lỏng hiếm hoi. Nhưng họ vẫn luôn trong tâm thế sẵn sàng 'trực chiến'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Vất vả, hiểm nguy là thế nhưng họ vẫn rất lạc quan, làm việc bằng tất cả nhiệt huyết, trách nhiệm và tình yêu đối với công việc mình đã lựa chọn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Với các chị, được góp phần vào lộ trình của những chuyến tàu an toàn bình yên đã là một niềm vui to lớn lắm rồi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bài trước Bài tiếp