Ngày 10/2, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại phải can thiệp vào thị trường trái phiếu khu vực đồng euro bằng cách mua trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha, trong bối cảnh thị trường đang dấy lên nỗi lo sợ tình trạng bất ổn về tài chính của nước này có thể khiến Lisbon phải cầu đến sự cứu trợ quốc tế.
Tờ Thời báo tài chính (Anh) cho biết, lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Bồ Đào Nha đã vọt lên đến 7,63% trong phiên giao dịch ngày 10/2 trên thị trường chứng khoán thứ cấp, gần chạm ngưỡng mức lãi suất khiến Ireland phải nhận cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó. Đây là mức cao kỷ lục trong kỷ nguyên đồng euro.
Mặc dù ECB chỉ mua một lượng nhỏ trái phiếu trên nhưng đã đạt được kết quả khả quan, giúp lãi suất hạ xuống mức 7,29%. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư và hoạch định chính sách cho rằng khi lãi suất vay trên 7% là mức không bền vững.
Một vài quốc gia thành viên trong EU và IMF đã yêu cầu Bồ Đào Nha chấp nhận gói cứu trợ, với lý do càng quyết định sớm càng hạn chế mức độ phải nhận cứu trợ.
Hôm 7/2, Bồ Đào Nha bán trái phiếu kỳ hạn 5 năm trị giá 3,5 tỷ euro cho các quỹ đầu tư. Chúng đã thu hút được lượng cầu cao lúc định lãi suất vay, nhưng sau đó người ta thấy các quỹ phòng tránh rủi ro bắt đầu bán ra.
Một tháng trước đây (ngày 12/1), Bồ Đào Nha đã thành công trong việc bán trái phiếu chính phủ đợt đầu tiên trong năm 2011, có kỳ hạn 4 năm và 10 năm với lãi suất 6,71%.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc ECB hôm 10/1 can thiệp vào thị trường, mua trái phiếu nước này đã giúp Bồ Đào Nha chỉ phải trả lãi suất dưới 7% cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm như trên.
Các nhà kinh tế vẫn đặc biệt lo ngại triển vọng kinh tế yếu kém của Bồ Đào Nha. Trong khi đó, chính phủ nước này vẫn quả quyết có thể khôi phục được tài chính mà không cần đến sự trợ giúp từ EU và IMF./.
Tờ Thời báo tài chính (Anh) cho biết, lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Bồ Đào Nha đã vọt lên đến 7,63% trong phiên giao dịch ngày 10/2 trên thị trường chứng khoán thứ cấp, gần chạm ngưỡng mức lãi suất khiến Ireland phải nhận cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó. Đây là mức cao kỷ lục trong kỷ nguyên đồng euro.
Mặc dù ECB chỉ mua một lượng nhỏ trái phiếu trên nhưng đã đạt được kết quả khả quan, giúp lãi suất hạ xuống mức 7,29%. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư và hoạch định chính sách cho rằng khi lãi suất vay trên 7% là mức không bền vững.
Một vài quốc gia thành viên trong EU và IMF đã yêu cầu Bồ Đào Nha chấp nhận gói cứu trợ, với lý do càng quyết định sớm càng hạn chế mức độ phải nhận cứu trợ.
Hôm 7/2, Bồ Đào Nha bán trái phiếu kỳ hạn 5 năm trị giá 3,5 tỷ euro cho các quỹ đầu tư. Chúng đã thu hút được lượng cầu cao lúc định lãi suất vay, nhưng sau đó người ta thấy các quỹ phòng tránh rủi ro bắt đầu bán ra.
Một tháng trước đây (ngày 12/1), Bồ Đào Nha đã thành công trong việc bán trái phiếu chính phủ đợt đầu tiên trong năm 2011, có kỳ hạn 4 năm và 10 năm với lãi suất 6,71%.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc ECB hôm 10/1 can thiệp vào thị trường, mua trái phiếu nước này đã giúp Bồ Đào Nha chỉ phải trả lãi suất dưới 7% cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm như trên.
Các nhà kinh tế vẫn đặc biệt lo ngại triển vọng kinh tế yếu kém của Bồ Đào Nha. Trong khi đó, chính phủ nước này vẫn quả quyết có thể khôi phục được tài chính mà không cần đến sự trợ giúp từ EU và IMF./.
(TTXVN/Vietnam+)