Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ xem xét đề xuất thành lập một quỹ cứu trợ khẩn cấp theo mô hình Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho các nền kinh tế gặp khó khăn ở khu vực đồng tiền chung châu Âu euro.
Đó là tuyên bố của Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet trước báo giới ngày 10/3 bên lề một cuộc triển lãm ở Frankfurt (Đức).
Ông cho biết ECB không phản đối ý tưởng thành lập "EMF" và sẽ xem xét chi tiết kế hoạch này. Theo ông, quỹ này sẽ chỉ cung cấp các khoản cho vay, chứ không phải viện trợ, và sẽ được thực hiện với những điều kiện hết sức nghiêm ngặt.
Pháp và Đức trong tuần qua đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ kế hoạch thành lập một "phiên bản" của IMF ở khu vực đồng euro.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin ngày 10/3, Thủ tướng Pháp Francois Fillon cho biết Pháp và Đức nhất trí cho rằng ý tưởng xây dựng "EMF" không chỉ nhằm giúp Hy Lạp hiện nay mà còn là một dự án trung hạn.
Ông Fillon cho rằng đây là một ý tưởng hay cần được xem xét nhanh, cả Đức và Pháp đều nhận thấy không có sự trung hợp cũng như xung đột giữa "EMF" và IMF.
Bà Merkel cũng cho rằng đây là một ý tưởng hay và nên để "EMF" là điểm chốt cuối cùng trong chuỗi những biện pháp trừng phạt mà bà cho là cần thiết để ngăn chặn các nước khu vực đồng euro để thâm hụt ngân sách lên mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhà kinh tế hàng đầu của ECB Juergen Stark lại cho rằng cơ chế tài chính mới này có thể sẽ rất tốn kém, tạo ra những động cơ sai lệch và cuối cùng sẽ lại chất gánh nặng lên những nước có nguồn tài chính công vững hơn, đồng thời khuyến khích chi tiêu bừa bãi.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Axel Weber, một thành viên rất có ảnh hưởng trong hội đồng thống đốc ECB, cho rằng thể chế mới có thể sẽ "phản tác dụng" và không giúp đỡ được gì nếu những thể chế hiện hành bị phớt lờ.
Ông cho rằng việc thành lập một quỹ mới, chủ yếu để hỗ trợ Hy Lạp, dường như đi ngược lại mục tiêu hiện nay là thúc đẩy để nước này thực thi những cải tổ về ngân sách.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp đang khiến tình hình ở khu vực 16 nước đồng euro "căng như dây đàn" và gây ra những tranh cãi gay gắt về việc liệu những nền kinh tế yếu hơn có thể được nhận hỗ trợ tài chính từ những nước giàu trong khu vực hay không và nếu được thì hình thức viện trợ sẽ như thế nào./.
Đó là tuyên bố của Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet trước báo giới ngày 10/3 bên lề một cuộc triển lãm ở Frankfurt (Đức).
Ông cho biết ECB không phản đối ý tưởng thành lập "EMF" và sẽ xem xét chi tiết kế hoạch này. Theo ông, quỹ này sẽ chỉ cung cấp các khoản cho vay, chứ không phải viện trợ, và sẽ được thực hiện với những điều kiện hết sức nghiêm ngặt.
Pháp và Đức trong tuần qua đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ kế hoạch thành lập một "phiên bản" của IMF ở khu vực đồng euro.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin ngày 10/3, Thủ tướng Pháp Francois Fillon cho biết Pháp và Đức nhất trí cho rằng ý tưởng xây dựng "EMF" không chỉ nhằm giúp Hy Lạp hiện nay mà còn là một dự án trung hạn.
Ông Fillon cho rằng đây là một ý tưởng hay cần được xem xét nhanh, cả Đức và Pháp đều nhận thấy không có sự trung hợp cũng như xung đột giữa "EMF" và IMF.
Bà Merkel cũng cho rằng đây là một ý tưởng hay và nên để "EMF" là điểm chốt cuối cùng trong chuỗi những biện pháp trừng phạt mà bà cho là cần thiết để ngăn chặn các nước khu vực đồng euro để thâm hụt ngân sách lên mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhà kinh tế hàng đầu của ECB Juergen Stark lại cho rằng cơ chế tài chính mới này có thể sẽ rất tốn kém, tạo ra những động cơ sai lệch và cuối cùng sẽ lại chất gánh nặng lên những nước có nguồn tài chính công vững hơn, đồng thời khuyến khích chi tiêu bừa bãi.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Axel Weber, một thành viên rất có ảnh hưởng trong hội đồng thống đốc ECB, cho rằng thể chế mới có thể sẽ "phản tác dụng" và không giúp đỡ được gì nếu những thể chế hiện hành bị phớt lờ.
Ông cho rằng việc thành lập một quỹ mới, chủ yếu để hỗ trợ Hy Lạp, dường như đi ngược lại mục tiêu hiện nay là thúc đẩy để nước này thực thi những cải tổ về ngân sách.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp đang khiến tình hình ở khu vực 16 nước đồng euro "căng như dây đàn" và gây ra những tranh cãi gay gắt về việc liệu những nền kinh tế yếu hơn có thể được nhận hỗ trợ tài chính từ những nước giàu trong khu vực hay không và nếu được thì hình thức viện trợ sẽ như thế nào./.
(TTXVN/Vietnam+)