Hội đồng hòa giải và an ninh của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) quyết định tiến hành đối thoại với lực lượng phiến quân ở Mali để khôi phục toàn vẹn lãnh thổ nước này.
Phát biểu sau cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng ECOWAS, Chủ tịch Hội đồng, Ngoại trưởng Cote d'Ivoire Daniel Kablan Duccan bày tỏ hy vọng các cuộc tiếp xúc sẽ giúp giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, quan chức này cũng khẳng định các nước ECOWAS vẫn tiếp tục chuẩn bị lực lượng can thiệp để trong trường hợp cần thiết, giành lại các thành phố từ tay phiến quân Touareg.
[ECOWAS quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận với Mali]
Ngày 13/4, tạp chí Afrique của Pháp dẫn lời Tổng thống nước này Nikolas Sarkozy phát biểu trên kênh truyền hình TELE cho rằng "cần làm việc với người Touareg để xem liệu họ có thể được hưởng một quyền tự trị tối thiểu nào không," nhưng với điều kiện phải tôn trọng đường biên giới của Mali.
Cùng ngày, Mặt trận dân tộc giải phóng Azawad (MNLA) của phiến quân Touareg nói rằng MNLA "sẵn sàng thương lượng chính trị với chính quyền hợp hiến" ở Mali. Tuy nhiên, người phát ngôn văn phòng chính trị của tổ chức này cảnh báo "nếu Mali có ý định giành lại vùng Azawad bằng biện pháp quân sự sẽ bị coi là một lời tuyên chiến và vi phạm nghiêm trọng ngừng bắn."
Ngày 6/4, MNLA đã tuyên bố độc lập ở khu vực miền Bắc Mali sau khi chiếm được ba thành phố quan trọng Timbuktu, Gao và Kidal. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế bác bỏ mạnh mẽ tuyên bố độc lập này.
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 12/4, tân Tổng thống Mali Dioncounda Traore đã cảnh báo tiến hành "chiến tranh tổng lực" nhằm vào phiến quân Touareg và lực lượng Hồi giáo cực đoan đang kiểm soát khu vực miền Bắc nước này.
Ông Traore nhấn mạnh yêu cầu phiến quân phải "dừng tình trạng cướp bóc, bạo lực và rời khỏi các thành phố chiếm đóng" nếu không "chúng tôi sẽ không do dự tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực"./.
Phát biểu sau cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng ECOWAS, Chủ tịch Hội đồng, Ngoại trưởng Cote d'Ivoire Daniel Kablan Duccan bày tỏ hy vọng các cuộc tiếp xúc sẽ giúp giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, quan chức này cũng khẳng định các nước ECOWAS vẫn tiếp tục chuẩn bị lực lượng can thiệp để trong trường hợp cần thiết, giành lại các thành phố từ tay phiến quân Touareg.
[ECOWAS quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận với Mali]
Ngày 13/4, tạp chí Afrique của Pháp dẫn lời Tổng thống nước này Nikolas Sarkozy phát biểu trên kênh truyền hình TELE cho rằng "cần làm việc với người Touareg để xem liệu họ có thể được hưởng một quyền tự trị tối thiểu nào không," nhưng với điều kiện phải tôn trọng đường biên giới của Mali.
Cùng ngày, Mặt trận dân tộc giải phóng Azawad (MNLA) của phiến quân Touareg nói rằng MNLA "sẵn sàng thương lượng chính trị với chính quyền hợp hiến" ở Mali. Tuy nhiên, người phát ngôn văn phòng chính trị của tổ chức này cảnh báo "nếu Mali có ý định giành lại vùng Azawad bằng biện pháp quân sự sẽ bị coi là một lời tuyên chiến và vi phạm nghiêm trọng ngừng bắn."
Ngày 6/4, MNLA đã tuyên bố độc lập ở khu vực miền Bắc Mali sau khi chiếm được ba thành phố quan trọng Timbuktu, Gao và Kidal. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế bác bỏ mạnh mẽ tuyên bố độc lập này.
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 12/4, tân Tổng thống Mali Dioncounda Traore đã cảnh báo tiến hành "chiến tranh tổng lực" nhằm vào phiến quân Touareg và lực lượng Hồi giáo cực đoan đang kiểm soát khu vực miền Bắc nước này.
Ông Traore nhấn mạnh yêu cầu phiến quân phải "dừng tình trạng cướp bóc, bạo lực và rời khỏi các thành phố chiếm đóng" nếu không "chúng tôi sẽ không do dự tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực"./.
(TTXVN)