EU cải tổ Chính sách Chung về Nông nghiệp

Kết thúc các cuộc thương lượng "maratông" đêm 19/11, các Bộ trưởng Nông nghiệp Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cải tổ Chính sách Chung về Nông nghiệp (CAP), theo đó tăng hạn ngạch sản xuất sữa và cắt giảm trợ giá nông nghiệp.

Kết thúc các cuộc thương lượng "maratông" đêm 19/11, các Bộ trưởng Nông nghiệp Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cải tổ Chính sách Chung về Nông nghiệp (CAP), theo đó tăng hạn ngạch sản xuất sữa và cắt giảm trợ giá nông nghiệp.

Những thay đổi này sẽ được áp dụng từ năm 2009 đến 2013.

Đa số các nước thành viên EU đã nhất trí với thỏa thuận trên sau khi Ủy viên Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách vấn đề nông nghiệp Fischer Boel có sự nhượng bộ vào phút chót, chủ yếu với Pháp, Đức và Italy. Theo đó, các nước EU sẽ khấu trừ 5% (so với đề xuất ban đầu là 8%) tất cả các khoản trợ giá nông nghiệp ở mức cơ bản 5.000 ơ-rô (6.312 USD)/năm chuyển cho các dự án phát triển nông thôn, bắt đầu từ năm 2012.

Các nước EU sẽ áp dụng chế độ khấu trừ trên căn cứ vào một mức thu nhập hàng năm chung (từ 300.000 euro trở lên), thay cho chế độ 3 mức thu nhập mà bà Boel đưa ra. 4% trợ giá theo mức thu nhập sẽ được dành cho các dự án phát triển nông thôn. Thời điểm áp dụng cũng tính từ năm 2012.

Trong bối cảnh chế độ hạn ngạch sữa của EU sẽ hết hiệu lực vào năm 2015, thỏa thuận cũng cho phép các nước EU tăng hạn ngạch sản xuất mặt hàng này thêm 1%/năm, bắt đầu từ năm 2009. Riêng Italy được phép tăng hạn ngạch thêm 5% từ năm tới, trong khi Đức được sử dụng một phần tiền dành cho các dự án phát triển nông thôn để hỗ trợ khu vực sản xuất sữa của nước này.

Nhằm xoa dịu lo ngại chính của các quốc gia nông nghiệp hàng đầu EU, trong đó có Pháp, về khả năng mua các nông sản cơ bản như lúa mì để sản xuất bánh mì, thỏa thuận cho phép các nhà sản xuất EU bán ra tối đa 3 triệu tấn lúa mì, so với đề xuất 2 triệu tấn của bà Boel. Các công ty sản xuất thuốc lá nhỏ hết hạn ngạch sản xuất từ năm 2010 sẽ được bồi thường có giới hạn một lần trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2011 để thích nghi với việc từ bỏ công việc này.

Thỏa thuận vừa đạt được là một cuộc cải cách mạnh mẽ nhất của EU trong lĩnh vực nông nghiệp kể từ năm 2003. Với thỏa thuận này, EU sẽ chấm dứt gắn sản xuất với trợ giá - chính sách lâu nay bị các nước đang phát triển chỉ trích là "bóp méo thương mại và khuyến khích sản xuất quá mức"./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục