Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết chính phủ các nước thành viên EU ngày 25/2 đã đạt được sự đồng thuận về việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí, phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với nhiều quan chức của Libya. Đây là một phần trong gói các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm gây sức ép với chính quyền Tripoli giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thang tại nước này.
Theo các nguồn thạo tin, các biện pháp trừng phạt Tổng thống Muammar Gaddafi cũng như chính quyền của ông này sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, sau khi một văn kiện pháp lý chi tiết được hoàn tất. Một nhà ngoại giao khẳng định EU sẽ đưa ra một quyết định chính thức vào đầu tuần tới, trong khi một số nước thành viên EU, trong đó có CH Síp, Malta và Italy vốn có quan hệ gần gũi với Libya, đã bày tỏ quan ngại về việc áp đặt quá nhanh các biện pháp trừng phạt Libya, đặc biệt trong bối cảnh vẫn chưa rõ liệu ông Gaddafi còn nắm quyền trong những tuần tới hay không.
Trước tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhóm họp trong ngày 26/2 nhằm thảo luận về khả năng áp đặt một nghị quyết trừng phạt nhà lãnh đạo Libya Gaddafi sau khi để xảy ra những vụ bạo lực làm nhiều người biểu tình thiệt mạng.
Đại sứ Pháp Gerard Araud cho biết một nghị quyết trừng phạt nhà lãnh đạo Libya có thể được thông qua ngay trong phiên họp đầy đủ diễn ra trong ngày 26/2. Một ngày trước đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi HĐBA LHQ phải có hành động mang tính quyết định đối với cuộc khủng hoảng tại Libya, cảnh báo việc trì hoãn sẽ khiến số người thiệt mạng ở nước này tăng thêm. Ông Ban Ki-moon cũng cho biết đã có trên 1.000 người bị chết trong các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống chính phủ trong những ngày qua ở Libya.
Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 25/2 cũng kêu gọi đình chỉ hoạt động của Libya tại tổ chức này, đồng thời yêu cầu điều tra những vi phạm của chế độ cầm quyền ở Libya.
Trong một nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận cao, Hội đồng Nhân quyền đã quyết định phái khẩn cấp một ủy ban quốc tế độc lập để điều tra tất cả những cáo buộc vi phạm luật nhân quyền quốc tế ở Libya. Nghị quyết cũng khuyến nghị Đại hội đồng LHQ, vì những vi phạm nhân quyền lớn và có hệ thống của nhà chức trách Libya, xem xét đình chỉ hoạt động của Libya tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Libya được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 5/2010 sau khi nhận được 155 phiếu ủng hộ trong một cuộc bỏ phiếu kín tại Đại hội đồng LHQ gồm 192 quốc gia thành viên.
Liên quan tình hình Libya, Đại sứ Libya tại LHQ Mohammed Shalgham đã từ chức sau quyết định tương tự của Phó Đại sứ Ibrahim Dabbashi. Trong khi đó con trai của nhà lãnh đạo Libya là Seif Al-Islam ngày 25/2 tuyên bố lực lượng Libya đang kiềm chế giao tranh với người biểu tình và hy vọng sớm đạt được một lệnh ngừng bắn thông qua đàm phán./.
Theo các nguồn thạo tin, các biện pháp trừng phạt Tổng thống Muammar Gaddafi cũng như chính quyền của ông này sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, sau khi một văn kiện pháp lý chi tiết được hoàn tất. Một nhà ngoại giao khẳng định EU sẽ đưa ra một quyết định chính thức vào đầu tuần tới, trong khi một số nước thành viên EU, trong đó có CH Síp, Malta và Italy vốn có quan hệ gần gũi với Libya, đã bày tỏ quan ngại về việc áp đặt quá nhanh các biện pháp trừng phạt Libya, đặc biệt trong bối cảnh vẫn chưa rõ liệu ông Gaddafi còn nắm quyền trong những tuần tới hay không.
Trước tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhóm họp trong ngày 26/2 nhằm thảo luận về khả năng áp đặt một nghị quyết trừng phạt nhà lãnh đạo Libya Gaddafi sau khi để xảy ra những vụ bạo lực làm nhiều người biểu tình thiệt mạng.
Đại sứ Pháp Gerard Araud cho biết một nghị quyết trừng phạt nhà lãnh đạo Libya có thể được thông qua ngay trong phiên họp đầy đủ diễn ra trong ngày 26/2. Một ngày trước đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi HĐBA LHQ phải có hành động mang tính quyết định đối với cuộc khủng hoảng tại Libya, cảnh báo việc trì hoãn sẽ khiến số người thiệt mạng ở nước này tăng thêm. Ông Ban Ki-moon cũng cho biết đã có trên 1.000 người bị chết trong các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống chính phủ trong những ngày qua ở Libya.
Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 25/2 cũng kêu gọi đình chỉ hoạt động của Libya tại tổ chức này, đồng thời yêu cầu điều tra những vi phạm của chế độ cầm quyền ở Libya.
Trong một nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận cao, Hội đồng Nhân quyền đã quyết định phái khẩn cấp một ủy ban quốc tế độc lập để điều tra tất cả những cáo buộc vi phạm luật nhân quyền quốc tế ở Libya. Nghị quyết cũng khuyến nghị Đại hội đồng LHQ, vì những vi phạm nhân quyền lớn và có hệ thống của nhà chức trách Libya, xem xét đình chỉ hoạt động của Libya tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Libya được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 5/2010 sau khi nhận được 155 phiếu ủng hộ trong một cuộc bỏ phiếu kín tại Đại hội đồng LHQ gồm 192 quốc gia thành viên.
Liên quan tình hình Libya, Đại sứ Libya tại LHQ Mohammed Shalgham đã từ chức sau quyết định tương tự của Phó Đại sứ Ibrahim Dabbashi. Trong khi đó con trai của nhà lãnh đạo Libya là Seif Al-Islam ngày 25/2 tuyên bố lực lượng Libya đang kiềm chế giao tranh với người biểu tình và hy vọng sớm đạt được một lệnh ngừng bắn thông qua đàm phán./.
(TTXVN/Vietnam+)