Bệnh ung thư đã gây thiệt hại về kinh tế tới 126 tỷ euro cho các nước Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2009.
Đây là kết quả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học The Lancet Oncology ngày 13/10.
Khoản thiệt hại này gồm 51 tỷ euro chi phí cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, gồm thuốc men, và 52 tỷ euro do mất khả năng lao động vì bị bệnh hoặc tử vong sớm.
Hơn 20 tỷ euro còn lại được tính là phí tổn của việc chăm sóc (trên thực tế không được thanh toán) mà bạn bè và người thân của bệnh nhân ung thư thực hiện. Anh, Pháp, Đức và Italy chiếm hơn 2/3 số chi phí này.
Bốn loại ung thư gồm ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt chiếm khoảng 1/2 tất cả các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán và trường hợp tử vong.
Ung thư phổi có chi phí cao nhất, khoảng 18,8 tỷ euro và gây ra thiệt hại về sức lao động lớn nhất.
Nhà nghiên cứu Ramon Luengo-Fernandez thuộc Trường Đại học Oxford của Anh cho biết nghiên cứu này có thể được các nhà hoạch định chính sách sử dụng để phân bổ các quỹ nghiên cứu, các nguồn lực con người và thuốc men./.
Đây là kết quả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học The Lancet Oncology ngày 13/10.
Khoản thiệt hại này gồm 51 tỷ euro chi phí cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, gồm thuốc men, và 52 tỷ euro do mất khả năng lao động vì bị bệnh hoặc tử vong sớm.
Hơn 20 tỷ euro còn lại được tính là phí tổn của việc chăm sóc (trên thực tế không được thanh toán) mà bạn bè và người thân của bệnh nhân ung thư thực hiện. Anh, Pháp, Đức và Italy chiếm hơn 2/3 số chi phí này.
Bốn loại ung thư gồm ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt chiếm khoảng 1/2 tất cả các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán và trường hợp tử vong.
Ung thư phổi có chi phí cao nhất, khoảng 18,8 tỷ euro và gây ra thiệt hại về sức lao động lớn nhất.
Nhà nghiên cứu Ramon Luengo-Fernandez thuộc Trường Đại học Oxford của Anh cho biết nghiên cứu này có thể được các nhà hoạch định chính sách sử dụng để phân bổ các quỹ nghiên cứu, các nguồn lực con người và thuốc men./.
(TTXVN)