Ngày 21/6, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã ký tắt thỏa thuận "tiếp nhận lại" nhằm ngăn chặn các hoạt động nhập cư trái phép qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, một ngày sau khi Brussels nhất trí nới lỏng những yêu cầu về thị thực nhập cảnh đối với các công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy viên phụ trách các vấn đề nội khối của EU, Cecilia Mamstroem cho biết thỏa thuận này, hiện vẫn cần được ký kết chính thức, đã phản ánh lợi ích chung của hai bên trong việc quản lý biên giới và nhập cư hiệu quả hơn.
Một nước ký thỏa thuận tiếp nhận lại với EU sẽ đồng ý nhận lại những người nhập cư bị bắt sau khi vượt qua biên giới vào khu vực Schengen miễn thị thực nhập cảnh của EU.
Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối ký thỏa thuận tiếp nhận lại với EU, khiến các cuộc thảo luận về thị thực nhập cảnh cho các công dân của nước này vào EU không đạt được tiến triển.
Theo thỏa thuận kể trên, để đổi lại việc EU chấp nhận nới lỏng các điều kiện về thị thực nhập cảnh với công dân Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ phải hợp tác với tất cả các nước trong EU nhằm giám sát tốt hơn biên giới chung, ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước EU.
Chiến tranh, tình trạng hỗn loạn và nghèo đói đã khiến người dân từ các nước châu Phi hay các điểm nóng như Afghanistan, Pakistan... tìm cách chạy sang châu Âu, và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành điểm cầu nối cho dòng người nhập cư bất hợp pháp vào EU./.
Ủy viên phụ trách các vấn đề nội khối của EU, Cecilia Mamstroem cho biết thỏa thuận này, hiện vẫn cần được ký kết chính thức, đã phản ánh lợi ích chung của hai bên trong việc quản lý biên giới và nhập cư hiệu quả hơn.
Một nước ký thỏa thuận tiếp nhận lại với EU sẽ đồng ý nhận lại những người nhập cư bị bắt sau khi vượt qua biên giới vào khu vực Schengen miễn thị thực nhập cảnh của EU.
Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối ký thỏa thuận tiếp nhận lại với EU, khiến các cuộc thảo luận về thị thực nhập cảnh cho các công dân của nước này vào EU không đạt được tiến triển.
Theo thỏa thuận kể trên, để đổi lại việc EU chấp nhận nới lỏng các điều kiện về thị thực nhập cảnh với công dân Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ phải hợp tác với tất cả các nước trong EU nhằm giám sát tốt hơn biên giới chung, ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước EU.
Chiến tranh, tình trạng hỗn loạn và nghèo đói đã khiến người dân từ các nước châu Phi hay các điểm nóng như Afghanistan, Pakistan... tìm cách chạy sang châu Âu, và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành điểm cầu nối cho dòng người nhập cư bất hợp pháp vào EU./.
(TTXVN)