Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc hai ngày nhóm họp tại Brussels (Bỉ) với việc thông qua nhiều biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của các biện pháp này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy đánh giá đây là một hội nghị thượng đỉnh thành công khi các nhà lãnh đạo đã nhất trí mở rộng quy mô chương trình Sáng kiến giải quyết việc làm cho giới trẻ lên 8 tỷ euro (10,4 tỷ USD), với đa phần được dành cho hai năm đầu tiên là 2014-2015.
Hiện tại, thất nghiệp đang trở thành một vấn đề xã hội cấp thiết ở châu Âu.
Các số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong số lao động dưới 25 tuổi lên tới 23% trên toàn châu Âu và trên 24% ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 4/2013.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, việc tăng vốn cho chương trình này có thể sẽ tác động không nhiều đối với thị trường việc làm khi số tiền được chi ra chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách 960 tỷ euro của EU trong bảy năm tới.
Thêm vào đó, một số nhà phân tích đặt câu hỏi về hiệu quả của chính sách mà các lãnh đạo EU đang hướng đến trong việc giải quyết vấn đề việc làm, khi chính sách này đã không đề cập tới các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Tại hội nghị này, EU cũng đạt được tiến bộ trong vấn đề thành lập liên minh ngân hàng. Sáng 27/6, các bộ trưởng tài chính EU đã đồng ý hài hòa hóa “các quy tắc về sự phục hồi và giải thể” các ngân hàng phá sản trong tất cả các nước thành viên.
Đây là một bước tiến mới trong việc thiết lập Cơ chế Giải thể Đồng nhất đối với các ngân hàng trong khoảng một năm, vào cuối nhiệm kỳ này của Nghị viện châu Âu.
Trước đó, để phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ công, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã nhất trí về các điểm chính trong việc tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng có vấn đề.
Đây lại cũng là một bước giúp châu Âu tiến gần hơn đến việc thành lập liên minh ngân hàng sau bước đầu tiên cho việc thành lập liên minh ngân hàng là nhất trí triển khai Cơ chế giám sát chung đối với tất cả các ngân hàng ở Eurozone vào năm 2014.
Tuy nhiên, để duy trì khả năng cho vay cho các công cụ khác, Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM) đặt giới hạn hỗ trợ tài chính 60 tỷ euro khi tái cấp vốn trực tiếp.
Thêm vào đó, việc tiếp cận tiền của ESM cũng không dễ khi các nước có thể phải tái cấp vốn cho các ngân hàng trước tiên và ESM chỉ xuất tiền khi nhu cầu vốn của các ngân hàng là mang tính hệ thống và các ngân hàng không thể huy động vốn từ lĩnh vực tư, trong khi phải có một kế hoạch khôi phục hoạt động rõ ràng./.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của các biện pháp này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy đánh giá đây là một hội nghị thượng đỉnh thành công khi các nhà lãnh đạo đã nhất trí mở rộng quy mô chương trình Sáng kiến giải quyết việc làm cho giới trẻ lên 8 tỷ euro (10,4 tỷ USD), với đa phần được dành cho hai năm đầu tiên là 2014-2015.
Hiện tại, thất nghiệp đang trở thành một vấn đề xã hội cấp thiết ở châu Âu.
Các số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong số lao động dưới 25 tuổi lên tới 23% trên toàn châu Âu và trên 24% ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 4/2013.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, việc tăng vốn cho chương trình này có thể sẽ tác động không nhiều đối với thị trường việc làm khi số tiền được chi ra chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách 960 tỷ euro của EU trong bảy năm tới.
Thêm vào đó, một số nhà phân tích đặt câu hỏi về hiệu quả của chính sách mà các lãnh đạo EU đang hướng đến trong việc giải quyết vấn đề việc làm, khi chính sách này đã không đề cập tới các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Tại hội nghị này, EU cũng đạt được tiến bộ trong vấn đề thành lập liên minh ngân hàng. Sáng 27/6, các bộ trưởng tài chính EU đã đồng ý hài hòa hóa “các quy tắc về sự phục hồi và giải thể” các ngân hàng phá sản trong tất cả các nước thành viên.
Đây là một bước tiến mới trong việc thiết lập Cơ chế Giải thể Đồng nhất đối với các ngân hàng trong khoảng một năm, vào cuối nhiệm kỳ này của Nghị viện châu Âu.
Trước đó, để phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ công, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã nhất trí về các điểm chính trong việc tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng có vấn đề.
Đây lại cũng là một bước giúp châu Âu tiến gần hơn đến việc thành lập liên minh ngân hàng sau bước đầu tiên cho việc thành lập liên minh ngân hàng là nhất trí triển khai Cơ chế giám sát chung đối với tất cả các ngân hàng ở Eurozone vào năm 2014.
Tuy nhiên, để duy trì khả năng cho vay cho các công cụ khác, Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM) đặt giới hạn hỗ trợ tài chính 60 tỷ euro khi tái cấp vốn trực tiếp.
Thêm vào đó, việc tiếp cận tiền của ESM cũng không dễ khi các nước có thể phải tái cấp vốn cho các ngân hàng trước tiên và ESM chỉ xuất tiền khi nhu cầu vốn của các ngân hàng là mang tính hệ thống và các ngân hàng không thể huy động vốn từ lĩnh vực tư, trong khi phải có một kế hoạch khôi phục hoạt động rõ ràng./.
Lê Minh (TTXVN)