Ngày 27/1, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, đang có mặt tại Davos, Thụy Sĩ để dự Diễn đàn Kinh tế thế giới thường niên tại đây, đã bày tỏ thái độ lạc quan về các nỗ lực quyết khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro nói chung và Hy Lạp nói riêng.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho rằng, Khu vực đồng euro đã đạt tiến bộ lớn trong giải quyết khủng hoảng nợ công. So với cách đây năm tháng, khu vực này "đã trở thành một thế giới khác."
Những sai lầm về nguyên tắc cơ bản, từng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã được giải quyết. Nhiều vấn đề đã được thảo luận và soạn thảo thành văn bản.
Các nước thành viên khu vực hiện sẵn sàng hy sinh lợi ích quốc gia để đạt đồng thuận về một công ước tài chính mới, yếu tố mang tính quyết định đối với nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ công.
Ông kêu gọi các nước thành viên Khu vực đồng euro hành động nhanh hơn để biến quyết tâm thành hành động cụ thể.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng đã có những dấu hiệu chứng tỏ thời kỳ khủng hoảng nợ công nghiêm trọng nhất ở châu Âu đã trôi qua. Ông thừa nhận trong hai tháng qua, EU đã đặt nền tảng cho một khuôn khổ mới đáng tin cậy hơn.
Một số chính phủ như Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha đã hành động kiên quyết để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ. Ông kêu gọi ECB cũng hành động như các chính phủ này.
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho biết, các cuộc thương lượng về giảm nợ cho Hy Lạp giữa Athens và các ngân hàng tư nhân có thể đi đến thỏa thuận vào cuối tuần này nhằm giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde xác nhận, các bên liên quan đang nỗ lực để đi đến thỏa thuận "có ý nghĩa và thực chất."
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble bày tỏ hy vọng Hy Lạp sẽ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ trước mắt, nhưng cảnh báo Athens không nên để nợ công vượt quá 120% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, các nước khác trong Khu vực đồng euro cần hỗ trợ Hy Lạp dập tắt nguy cơ vỡ nợ vì kịch bản này nếu xảy ra sẽ gây rắc rối lớn cho toàn bộ khu vực.
Cùng ngày, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã hạ mức xếp hạng của năm nền kinh tế Khu vực đồng euro gồm Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cộng hòa Síp.
Fitch hạ hai điểm xếp hạng đối với Italy xuống còn A-, trong khi Tây Ban Nha và Slovenia cùng xuống mức A. Bỉ và Síp bị hạ một điểm xuống các mức lần lượt A"và BBB-.
Dù được giữ nguyên mức xếp hạng BBB, song "triển vọng tiêu cực" mà Fitch dành cho Ireland báo hiệu nền kinh tế này có thể sẽ bị hạ mức xếp hạng tín dụng.
Theo Fitch, các nền kinh tế nói trên rất dễ bị tác động bởi những cú sốc tiền tệ và tài chính có thể xảy ra. Trong khi đó, Khu vực đồng euro chỉ có thể giải quyết được vấn đề nợ công khi lấy lại được đà phục hồi kinh tế và các chính phủ khu vực tiếp tục thực hiện những cải cách mạnh mẽ nhằm đảm bảo sự ổn định về kinh tế và tài chính, trong đó có sự hội nhập về tài chính mạnh mẽ hơn.
Cơ quan này cảnh báo triển vọng tiêu cực đối với bốn nền kinh tế trên, cùng với Pháp và Bồ Đào Nha, cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc và kéo dài hơn dự báo hiện nay sẽ phá hỏng sự ủng hộ của chính giới cũng như sự chấp nhận của người dân đối với các chương trình "thắt lưng buộc bụng" và các cải cách về cơ cấu. Điều này cũng sẽ khiến cho các nước mạnh nhất về kinh tế-tài chính trong khu vực và ECB trở nên do dự trong cam kết hỗ trợ các nước yếu hơn.
Theo giới phân tích, quyết định lần này của Fitch có thể làm tăng lãi suất trái phiếu chính phủ các nước bị hạ mức xếp hạng, đồng thời làm trầm trọng thêm tâm lý bất an của giới đầu tư trong bối cảnh châu Âu chưa tìm ra giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng.
Trong báo cáo công bố ngày 27/1, IMF cho biết, kinh tế Bỉ đã rơi vào suy thoái và IMF cần sự hợp tác của cả Brussels lẫn các thể chế châu Âu nhằm đưa nước này thoát khỏi thời kỳ khó khăn hiện nay.
Báo cáo nhấn mạnh tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Bỉ, với tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đình trệ trong năm 2012 và chỉ phục hồi yếu ớt trong năm 2013.
Kinh tế nước này dễ bị tác động bởi sự hỗn loạn về tài chính trong Khu vực đồng euro, một phần do nợ công cao và tác động từ bất ổn tài chính toàn cầu. Tình hình ở Bỉ cần sự phản ứng hiệu quả và toàn diện ở cả cấp khu vực lẫn quốc gia./.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho rằng, Khu vực đồng euro đã đạt tiến bộ lớn trong giải quyết khủng hoảng nợ công. So với cách đây năm tháng, khu vực này "đã trở thành một thế giới khác."
Những sai lầm về nguyên tắc cơ bản, từng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã được giải quyết. Nhiều vấn đề đã được thảo luận và soạn thảo thành văn bản.
Các nước thành viên khu vực hiện sẵn sàng hy sinh lợi ích quốc gia để đạt đồng thuận về một công ước tài chính mới, yếu tố mang tính quyết định đối với nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ công.
Ông kêu gọi các nước thành viên Khu vực đồng euro hành động nhanh hơn để biến quyết tâm thành hành động cụ thể.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng đã có những dấu hiệu chứng tỏ thời kỳ khủng hoảng nợ công nghiêm trọng nhất ở châu Âu đã trôi qua. Ông thừa nhận trong hai tháng qua, EU đã đặt nền tảng cho một khuôn khổ mới đáng tin cậy hơn.
Một số chính phủ như Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha đã hành động kiên quyết để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ. Ông kêu gọi ECB cũng hành động như các chính phủ này.
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho biết, các cuộc thương lượng về giảm nợ cho Hy Lạp giữa Athens và các ngân hàng tư nhân có thể đi đến thỏa thuận vào cuối tuần này nhằm giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde xác nhận, các bên liên quan đang nỗ lực để đi đến thỏa thuận "có ý nghĩa và thực chất."
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble bày tỏ hy vọng Hy Lạp sẽ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ trước mắt, nhưng cảnh báo Athens không nên để nợ công vượt quá 120% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, các nước khác trong Khu vực đồng euro cần hỗ trợ Hy Lạp dập tắt nguy cơ vỡ nợ vì kịch bản này nếu xảy ra sẽ gây rắc rối lớn cho toàn bộ khu vực.
Cùng ngày, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã hạ mức xếp hạng của năm nền kinh tế Khu vực đồng euro gồm Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cộng hòa Síp.
Fitch hạ hai điểm xếp hạng đối với Italy xuống còn A-, trong khi Tây Ban Nha và Slovenia cùng xuống mức A. Bỉ và Síp bị hạ một điểm xuống các mức lần lượt A"và BBB-.
Dù được giữ nguyên mức xếp hạng BBB, song "triển vọng tiêu cực" mà Fitch dành cho Ireland báo hiệu nền kinh tế này có thể sẽ bị hạ mức xếp hạng tín dụng.
Theo Fitch, các nền kinh tế nói trên rất dễ bị tác động bởi những cú sốc tiền tệ và tài chính có thể xảy ra. Trong khi đó, Khu vực đồng euro chỉ có thể giải quyết được vấn đề nợ công khi lấy lại được đà phục hồi kinh tế và các chính phủ khu vực tiếp tục thực hiện những cải cách mạnh mẽ nhằm đảm bảo sự ổn định về kinh tế và tài chính, trong đó có sự hội nhập về tài chính mạnh mẽ hơn.
Cơ quan này cảnh báo triển vọng tiêu cực đối với bốn nền kinh tế trên, cùng với Pháp và Bồ Đào Nha, cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc và kéo dài hơn dự báo hiện nay sẽ phá hỏng sự ủng hộ của chính giới cũng như sự chấp nhận của người dân đối với các chương trình "thắt lưng buộc bụng" và các cải cách về cơ cấu. Điều này cũng sẽ khiến cho các nước mạnh nhất về kinh tế-tài chính trong khu vực và ECB trở nên do dự trong cam kết hỗ trợ các nước yếu hơn.
Theo giới phân tích, quyết định lần này của Fitch có thể làm tăng lãi suất trái phiếu chính phủ các nước bị hạ mức xếp hạng, đồng thời làm trầm trọng thêm tâm lý bất an của giới đầu tư trong bối cảnh châu Âu chưa tìm ra giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng.
Trong báo cáo công bố ngày 27/1, IMF cho biết, kinh tế Bỉ đã rơi vào suy thoái và IMF cần sự hợp tác của cả Brussels lẫn các thể chế châu Âu nhằm đưa nước này thoát khỏi thời kỳ khó khăn hiện nay.
Báo cáo nhấn mạnh tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Bỉ, với tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đình trệ trong năm 2012 và chỉ phục hồi yếu ớt trong năm 2013.
Kinh tế nước này dễ bị tác động bởi sự hỗn loạn về tài chính trong Khu vực đồng euro, một phần do nợ công cao và tác động từ bất ổn tài chính toàn cầu. Tình hình ở Bỉ cần sự phản ứng hiệu quả và toàn diện ở cả cấp khu vực lẫn quốc gia./.
(TTXVN/Vietnam+)