EU-ABC công bố Báo cáo khảo sát tâm lý kinh doanh EU-ASEAN năm 2019

SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 2/9/2019 – Tiếp nối từ những năm trước, Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN (EU-ABC) vừa công bố Báo cáo Khảo sát tâm lý kinh doanh EU-ASEAN năm 2019. Đây là phiên bản thứ năm của báo cáo thường niên này. Những phát hiện nổi bật trong Báo cáo Khảo sát […]

SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 2/9/2019 – Tiếp nối từ những năm trước, Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN (EU-ABC) vừa công bố Báo cáo Khảo sát tâm lý kinh doanh EU-ASEAN năm 2019. Đây là phiên bản thứ năm của báo cáo thường niên này. Những phát hiện nổi bật trong Báo cáo Khảo sát năm nay bao gồm:

Trong số người được hỏi có tới 53% coi ASEAN là khu vực có cơ hội kinh tế tốt nhất, tăng từ 51% vào năm 2018. 88% số người được hỏi dự kiến ​​sẽ tăng hoạt động thương mại và đầu tư vào ASEAN trong 5 năm tới, tăng 13% so với năm 2018. Nhưng chỉ có 3% số người được hỏi cảm thấy rằng, Hội nhập kinh tế ASEAN đang tiến triển đủ nhanh, giảm từ mức 11% trong năm 2018.58% số người được hỏi nhận thấy rằng, số lượng hàng rào phi thuế quan (non-tariff barriers – NTBs) đối với thương mại trong ASEAN không thay đổi nhiều, mặc dù có nhiều cam kết cấp ASEAN khác nhau để loại bỏ NTBs.94% số người được hỏi muốn Liên minh châu Âu (EU) đẩy nhanh các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN và các thành viên.

Nhận xét về Báo cáo Khảo sát tâm lý kinh doanh EU-ASEAN năm 2019, Chủ tịch EU-ABC Donald Kanak cho biết: “Các doanh nghiệp châu Âu có cái nhìn rất tích cực về ASEAN và đã đánh giá ASEAN là khu vực có cơ hội kinh tế tốt nhất, xếp hạng hơn 2 trên 1 so với Trung Quốc. Gần 9 trên 10 doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư trong 5 năm tới. Tuy nhiên, cũng có một thông điệp rõ ràng rằng, các doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng hoài nghi hoặc có cái nhìn tiêu cực về tác động của hội nhập ASEAN khu vực đối với triển vọng kinh doanh của họ. Những người được hỏi hiện đang nhìn thấy các yếu tố địa phương hoặc quốc gia như cải thiện cơ sở hạ tầng và nền kinh tế địa phương là tác nhân chính. Nếu như ASEAN không tiến nhanh hơn trong các nỗ lực hội nhập, đặc biệt là loại bỏ NTBs và hài hòa hóa các tiêu chuẩn, sự hội nhập ASEAN có nguy cơ bị coi là “tổng của các bộ phận” trong 10 quốc gia và không nắm bắt được sự hợp lực và phát triển kinh tế và các lợi ích phát triển lớn hơn mà một cộng đồng hội nhập có thể mang lại”.

Ông Chris Humphrey, Giám đốc điều hành của Hội đồng doanh nghiệp EU-ASEAN nhận định: “Thông điệp từ Báo cáo khảo sát rất rõ ràng: Hội nhập kinh tế ASEAN dường như đang bế tắc. ASEAN và các thành viên của nó cần phải bắt kịp tốc độ để đạt được mục tiêu đã đặt ra vào năm 2025. Các doanh nghiệp châu Âu hiện đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo môi trường địa phương (của từng quốc gia), thay vì chờ đợi tiến bộ đáng kể trong hội nhập kinh tế khu vực. Các doanh nghiệp châu Âu cũng rất quan tâm đến việc tiến triển chậm trong các FTA tiếp theo với khu vực ASEAN, đặc biệt là FTA từ khu vực đến khu vực mà gần 3/4 được coi là có khả năng mang lại nhiều lợi ích hơn các FTA song phương. Các doanh nghiệp châu Âu rõ ràng mong muốn Ủy ban châu Âu (EC) đẩy mạnh tiến độ đàm phán với ASEAN”.

Báo cáo khảo sát lưu ý rằng: “Sự chậm trễ trong việc giảm NTBs đối với thương mại và đầu tư đã làm giảm nhiệt tình đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và FTA của EU với Singapore và Việt Nam là những bước đi đúng hướng, nhưng chi phí cơ hội để nhìn vào FTA khu vực-khu vực, hoặc hành động nhanh hơn đối với các FTA song phương, sẽ không được xem nhẹ. Các doanh nghiệp châu Âu cũng đang thúc giục EC tăng cường nỗ lực của mình trong ASEAN, đồng thời kêu gọi EU khôi phục lại các cuộc đàm phán với ASEAN và có các tiến bộ nhỏ hơn nếu cần thiết”.

Tóm tắt các kết quả chính trong Báo cáo khảo sát tâm lý kinh doanh:

Môi trường kinh doanh hiện tại và triển vọng

88% số người được hỏi đều mong muốn gia tăng hoạt động thương mại và đầu tư vào khu vực ASEAN trong 5 năm tới (2018 chỉ có 75% có mong muốn này).

73% số người được hỏi dự kiến ​​tăng lợi nhuận ASEAN vào năm 2019 (2018 – 72%).

53% số người được hỏi coi ASEAN là khu vực có cơ hội kinh tế tốt nhất (2018 – 51%)

Các hiệp định thương mại

94% số người được hỏi muốn EU đẩy nhanh các cuộc đàm phán FTA với ASEAN và các thành viên (2018 – 98%).

54% số người được hỏi cho rằng, họ đang ở thế bất lợi về cạnh tranh do không có FTA EU-ASEAN (2018 – 73%).

72% số người được hỏi tin rằng, FTA EU-ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn so với một loạt các FTA song phương (2018 – 87%).

64% số người được hỏi tin rằng, EU nên theo đuổi FTA EU-ASEAN ngay trước khi các FTA song phương được ký kết (2018 – 70%)

Các khung chính sách đối nội và khu vực ASEAN

6% số người được hỏi không chắc chắn về tác động của AEC đối với doanh nghiệp của họ (2018 – 35%).

Chỉ có 3% số người được hỏi cảm thấy rằng, Hội nhập kinh tế ASEAN đang tiến triển đủ nhanh (2018 – 11%).

58% số người được hỏi thấy rằng, số lượng NTB để giao dịch trong ASEAN không thay đổi nhiều (2018 – 11%).

Các vấn đề tư vấn và cạnh tranh của chính phủ

71% số người được hỏi cảm thấy họ thường hoặc đôi khi được tư vấn bởi các chính phủ quốc gia trong ASEAN (2018 – 70%).

77% số người được hỏi tin rằng, họ phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường địa phương / khu vực, ít nhất là đôi khi, thỉnh thoảng (2018 – 62%).

Để tải xuống Báo cáo khảo sát, hãy truy cập https://www.eu-asean.eu/publications.

Tin cùng chuyên mục