Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/12 tại thị trường châu Á, đồng euro lại rớt giá so với đồng USD, sau khi có lúc “chìm” xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tuần qua.
Đồng euro giảm chủ yếu do việc các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đồng loạt cảnh báo rằng thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo châu Âu đạt được trong Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra cuối tuần qua không đủ mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng của khu vực này.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng tiền châu Âu giao dịch ở mức 1,3187 USD và 102,69 yen, so với 1,3188 USD và 102,72 yen tại New York đêm trước. Trong khi đó, “đồng bạc xanh” vẫn vững giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giao dịch ở mức 77,85 yen đổi 1 USD.
[Năm 2011-Châu Âu lâm vào cơn "bạo bệnh" nợ công]
Đầu phiên, đồng euro tụt xuống còn 1,316 USD/euro, mức thấp nhất trong vòng 10 tuần qua. Người đứng đầu bộ phận giao dịch ngoại hối tại Sumitomo Trust and Banking, Osao Iizuka nhận định rằng tỷ giá đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ còn giảm sâu hơn, trong bối cảnh các thị trường chứng khoán và hàng hóa toàn cầu đồng loạt “lao dốc," tác động tiêu cực tới tâm lý của giới đầu tư.
Thêm vào đó, thị trường còn chịu sức ép bởi những cảnh báo của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Ngày 12/12, hai hãng xếp hạng tín dụng là Moody’s và Fitch Ratings đều tuyên bố sẽ xem xét việc hạ mức đánh giá tín nhiệm của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Moody’s cho rằng mặc dù các cuộc hội đàm của giới chức châu Âu về khủng hoảng nợ đã giúp đưa ra một vài biện pháp mới, song đây vẫn là vấn đề gây “nhức nhối” cho châu Âu trong thời gian tới.
Trong khi Fitch Ratings lại cảnh báo rằng không khí căng thẳng sẽ tiếp tục bao phủ các thị trường toàn cầu, đồng thời dự đoán rằng nhiều khả năng châu Âu sẽ phải đón nhận một cuộc suy thoái mới, bất chấp việc hầu hết các thành viên EU đều đã nhất trí phối hợp thắt chặt ngân sách nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuần trước, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) cũng đặt 15 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào “tầm ngắm” để hạ mức đánh giá tín nhiệm.
Ông Osao Iizuka cho rằng lòng tin vào đồng euro vẫn sẽ tiếp tục sụt giảm, trừ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chấp nhận mua thêm nhiều trái phiếu chính phủ của các nước Eurozone.
Chốt phiên giao dịch 13/12, đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc và rupiah của Indonesia. Tuy nhiên, đồng tiền Mỹ lại không biến động đáng kể so với peso của Philippines và baht của Thái Lan./.
Đồng euro giảm chủ yếu do việc các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đồng loạt cảnh báo rằng thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo châu Âu đạt được trong Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra cuối tuần qua không đủ mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng của khu vực này.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng tiền châu Âu giao dịch ở mức 1,3187 USD và 102,69 yen, so với 1,3188 USD và 102,72 yen tại New York đêm trước. Trong khi đó, “đồng bạc xanh” vẫn vững giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giao dịch ở mức 77,85 yen đổi 1 USD.
[Năm 2011-Châu Âu lâm vào cơn "bạo bệnh" nợ công]
Đầu phiên, đồng euro tụt xuống còn 1,316 USD/euro, mức thấp nhất trong vòng 10 tuần qua. Người đứng đầu bộ phận giao dịch ngoại hối tại Sumitomo Trust and Banking, Osao Iizuka nhận định rằng tỷ giá đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ còn giảm sâu hơn, trong bối cảnh các thị trường chứng khoán và hàng hóa toàn cầu đồng loạt “lao dốc," tác động tiêu cực tới tâm lý của giới đầu tư.
Thêm vào đó, thị trường còn chịu sức ép bởi những cảnh báo của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Ngày 12/12, hai hãng xếp hạng tín dụng là Moody’s và Fitch Ratings đều tuyên bố sẽ xem xét việc hạ mức đánh giá tín nhiệm của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Moody’s cho rằng mặc dù các cuộc hội đàm của giới chức châu Âu về khủng hoảng nợ đã giúp đưa ra một vài biện pháp mới, song đây vẫn là vấn đề gây “nhức nhối” cho châu Âu trong thời gian tới.
Trong khi Fitch Ratings lại cảnh báo rằng không khí căng thẳng sẽ tiếp tục bao phủ các thị trường toàn cầu, đồng thời dự đoán rằng nhiều khả năng châu Âu sẽ phải đón nhận một cuộc suy thoái mới, bất chấp việc hầu hết các thành viên EU đều đã nhất trí phối hợp thắt chặt ngân sách nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuần trước, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) cũng đặt 15 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào “tầm ngắm” để hạ mức đánh giá tín nhiệm.
Ông Osao Iizuka cho rằng lòng tin vào đồng euro vẫn sẽ tiếp tục sụt giảm, trừ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chấp nhận mua thêm nhiều trái phiếu chính phủ của các nước Eurozone.
Chốt phiên giao dịch 13/12, đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc và rupiah của Indonesia. Tuy nhiên, đồng tiền Mỹ lại không biến động đáng kể so với peso của Philippines và baht của Thái Lan./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)