Ngày 21/11, kết thúc cuộc họp khẩn cấp kéo dài gần 12 tiếng đồng hồ tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã không đạt được thỏa thuận về giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp để cứu nước này khỏi rơi vào cảnh phá sản.
Tuy nhiên, các bộ trưởng Eurozone sẽ trở lại bàn thảo luận vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Một ngày trước đó, các bộ trưởng Eurozone đã bước vào bàn đàm phán với niềm tin sẽ đạt được thỏa thuận giải ngân khoản cho vay cứu trợ kể trên cho "xứ xở của các vị thần" cũng như giải quyết mâu thuẫn với Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) về cách thức đưa nền kinh tế nợ nần chồng chất này trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Tuy nhiên, tuyên bố sau cuộc họp cho thấy họ chỉ đạt được tiến bộ trong việc làm rõ gói sáng kiến thích hợp nhằm đóng góp hơn nữa vào sự ổn định nợ của Chính phủ Hy Lạp.
Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp các bộ trưởng tài chính Eurozone không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này, do chưa giải quyết được bất đồng về cách giải bài toán nợ nần của Hy Lạp mà không làm tăng thêm gánh nặng lên những những người nộp thuế ở nước nhà. Các bộ trưởng Eurozone thiên về hướng cho Hy Lạp thêm thời hạn hai năm, đến năm 2022, để đưa nợ từ ước tương đương khoảng 176% GDP trong năm nay về mức 120% GDP, trong khi IMF vẫn cho rằng nên đạt được mức này vào năm 2020 như mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Tuy nhiên, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurogroup), Jean-Claude Juncker, bày tỏ sự lạc quan rằng các bộ trưởng đã tiến rất gần đến kết quả, bởi hiện không có rào cản lớn nào, chỉ còn một số vấn đề về kỹ thuật và tính toán cần được thực hiện trong những ngày tới. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, tỏ ra thận trọng hơn khi nói "chúng tôi đã thu hẹp những bất đồng".
Sau khi kết quả cuộc họp trên được công bố, các nhà đầu tư đã đua nhau bán đồng euro, khiến cho đồng tiền chung này trên thị trường châu Á giảm từ trên 1,2810 USD xuống 1,2755 USD chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ.
[Khủng hoảng ở Hy Lạp do lạm chi cho Olympic 2004]
Với "núi nợ" cao ngất và thâm hụt ngân sách "phình to", Hy Lạp đã phải phụ thuộc vào các khoản cho vay cứu trợ từ các chủ nợ quốc tế. Cách đây hai tuần, Quốc hội Hy Lạp đã "mạnh tay" bỏ phiếu thông qua các biện pháp khắc khổ, gồm biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu và tăng thuế trong hai năm tới, và biện pháp ngân sách khắc khổ năm 2013, gồm việc cắt giảm lương và lương hưu, nhằm thuyết phục bộ ba chủ nợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro nêu trên. Khoản tiền này nằm trong gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ euro mà bộ ba chủ nợ đã nhất trí cung cấp cho Hy Lạp hồi đầu năm nay.
Để giảm bớt tác động của các biện pháp khắc khổ lên kinh tế Hy Lạp, các các bộ trưởng tài chính Eurozone đã cho Hy Lạp thêm hai năm (tới năm 2016) để cải cách kinh tế. Nhiều nước Eurozone vẫn đang phản đối việc chi thêm tiền cho các chương trình cứu trợ dành cho Hy Lạp - nước sắp rơi vào suy thoái trong năm thứ sáu liên tiếp./.
Tuy nhiên, các bộ trưởng Eurozone sẽ trở lại bàn thảo luận vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Một ngày trước đó, các bộ trưởng Eurozone đã bước vào bàn đàm phán với niềm tin sẽ đạt được thỏa thuận giải ngân khoản cho vay cứu trợ kể trên cho "xứ xở của các vị thần" cũng như giải quyết mâu thuẫn với Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) về cách thức đưa nền kinh tế nợ nần chồng chất này trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Tuy nhiên, tuyên bố sau cuộc họp cho thấy họ chỉ đạt được tiến bộ trong việc làm rõ gói sáng kiến thích hợp nhằm đóng góp hơn nữa vào sự ổn định nợ của Chính phủ Hy Lạp.
Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp các bộ trưởng tài chính Eurozone không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này, do chưa giải quyết được bất đồng về cách giải bài toán nợ nần của Hy Lạp mà không làm tăng thêm gánh nặng lên những những người nộp thuế ở nước nhà. Các bộ trưởng Eurozone thiên về hướng cho Hy Lạp thêm thời hạn hai năm, đến năm 2022, để đưa nợ từ ước tương đương khoảng 176% GDP trong năm nay về mức 120% GDP, trong khi IMF vẫn cho rằng nên đạt được mức này vào năm 2020 như mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Tuy nhiên, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurogroup), Jean-Claude Juncker, bày tỏ sự lạc quan rằng các bộ trưởng đã tiến rất gần đến kết quả, bởi hiện không có rào cản lớn nào, chỉ còn một số vấn đề về kỹ thuật và tính toán cần được thực hiện trong những ngày tới. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, tỏ ra thận trọng hơn khi nói "chúng tôi đã thu hẹp những bất đồng".
Sau khi kết quả cuộc họp trên được công bố, các nhà đầu tư đã đua nhau bán đồng euro, khiến cho đồng tiền chung này trên thị trường châu Á giảm từ trên 1,2810 USD xuống 1,2755 USD chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ.
[Khủng hoảng ở Hy Lạp do lạm chi cho Olympic 2004]
Với "núi nợ" cao ngất và thâm hụt ngân sách "phình to", Hy Lạp đã phải phụ thuộc vào các khoản cho vay cứu trợ từ các chủ nợ quốc tế. Cách đây hai tuần, Quốc hội Hy Lạp đã "mạnh tay" bỏ phiếu thông qua các biện pháp khắc khổ, gồm biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu và tăng thuế trong hai năm tới, và biện pháp ngân sách khắc khổ năm 2013, gồm việc cắt giảm lương và lương hưu, nhằm thuyết phục bộ ba chủ nợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro nêu trên. Khoản tiền này nằm trong gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ euro mà bộ ba chủ nợ đã nhất trí cung cấp cho Hy Lạp hồi đầu năm nay.
Để giảm bớt tác động của các biện pháp khắc khổ lên kinh tế Hy Lạp, các các bộ trưởng tài chính Eurozone đã cho Hy Lạp thêm hai năm (tới năm 2016) để cải cách kinh tế. Nhiều nước Eurozone vẫn đang phản đối việc chi thêm tiền cho các chương trình cứu trợ dành cho Hy Lạp - nước sắp rơi vào suy thoái trong năm thứ sáu liên tiếp./.
Như Mai (TTXVN)