Theo giới phân tích, Eurozone đã tránh được kịch bản đầy ác mộng sau khi Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức cho phép Chính phủ tiếp tục đóng góp vào các kế hoạch cứu trợ trong khối, nhưng điều kiện phải được sự chấp thuận của Quốc hội phần nào hạn chế những lựa chọn để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Ngày 7/9, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã ra bác bỏ tuyên bố của Tòa phúc thẩm cho rằng việc Đức đóng góp vào các khoản cứu trợ dành cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha là bất hợp pháp. Theo Tòa, việc Đức tham gia đóng góp cho Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) là hợp pháp, nhằm duy trì sự ổn định về tài chính và tiền tệ trong Eurozone.
Phán quyết được đưa ra sau khi những người theo chủ nghĩa hoài nghi ở châu Âu cho rằng gói cứu trợ Hy Lạp được nhất trí hồi tháng 5/2010 và các khoản cứu trợ của EFSF là phạm luật của EU và Đức.
Tuy nhiên, Tòa nhấn mạnh các gói cứu trợ quy mô lớn trong tương lai cần phải được Ủy ban ngân sách của Quốc hội thông qua, một nấc thang nữa không dễ dàng cho Chính phủ trong tiến trình đưa ra quyết định khi mà Eurozone đã rất chật vật hành động nhanh để trấn an các thị trường thiếu kiên nhẫn.
Nhìn chung phán quyết của Tòa đã làm cho các quan chức ở Brussels thở phào bởi họ đã phải vật lộn để hoàn tất gói cứu trợ mới dành cho Hy Lạp và cải cách Quỹ cứu trợ EFSF. Nếu Tòa ngăn cản nền kinh tế lớn nhất châu Âu tham gia các kế hoạch cứu trợ, thì Eurozone rơi vào "thế bí" bởi mất đi nguồn đóng góp cứu trợ lớn nhất. Cho tới nay Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế đã cam kết hỗ trợ ba nước Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha khoản tiền lên tới 273 tỷ euro.
Trong nỗ lực xoa dịu các thị trường trái phiếu đang chao đảo trước đồn đoán về nguy cơ vỡ nợ công ngày 7/9 Thượng viện Tây Ban Nha đã thông qua đề xuất của Chính phủ đưa mức trần thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công vào Hiến pháp.
Theo đó, Madrid phải tuân thủ mức trần thâm hụt ngân sách dài hạn, trừ trường hợp xảy ra thiên tai, suy thoái kinh tế hoặc các tình trạng bất khả kháng. Một đạo luật kèm theo Hiến pháp sẽ được ban hành vào ngày 30/6/2012 nhằm ấn định mức trần thâm hụt 0,4% GDP từ năm 2020 và giảm nợ công xuống dưới 60% GDP theo quy định của EU.
Nếu thành công Tây Ban Nha sẽ là nước thứ hai trong EU, sau Đức, đưa "nguyên tắc vàng" thâm hụt ngân sách và nợ công vào hiến pháp, đánh dấu lần sửa đổi Hiến pháp thứ hai kể từ năm 1978.
Hạ viện Pháp cũng đã thông qua phần đóng góp của nước này cho EFSF. Nếu nhận được sự ủng hộ của Thượng viện trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/9, Pháp sẽ trở thành nước Eurozone đầu tiên dành sự ủng hộ về pháp lý đối với Quỹ cứu trợ khu vực này./.
Ngày 7/9, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã ra bác bỏ tuyên bố của Tòa phúc thẩm cho rằng việc Đức đóng góp vào các khoản cứu trợ dành cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha là bất hợp pháp. Theo Tòa, việc Đức tham gia đóng góp cho Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) là hợp pháp, nhằm duy trì sự ổn định về tài chính và tiền tệ trong Eurozone.
Phán quyết được đưa ra sau khi những người theo chủ nghĩa hoài nghi ở châu Âu cho rằng gói cứu trợ Hy Lạp được nhất trí hồi tháng 5/2010 và các khoản cứu trợ của EFSF là phạm luật của EU và Đức.
Tuy nhiên, Tòa nhấn mạnh các gói cứu trợ quy mô lớn trong tương lai cần phải được Ủy ban ngân sách của Quốc hội thông qua, một nấc thang nữa không dễ dàng cho Chính phủ trong tiến trình đưa ra quyết định khi mà Eurozone đã rất chật vật hành động nhanh để trấn an các thị trường thiếu kiên nhẫn.
Nhìn chung phán quyết của Tòa đã làm cho các quan chức ở Brussels thở phào bởi họ đã phải vật lộn để hoàn tất gói cứu trợ mới dành cho Hy Lạp và cải cách Quỹ cứu trợ EFSF. Nếu Tòa ngăn cản nền kinh tế lớn nhất châu Âu tham gia các kế hoạch cứu trợ, thì Eurozone rơi vào "thế bí" bởi mất đi nguồn đóng góp cứu trợ lớn nhất. Cho tới nay Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế đã cam kết hỗ trợ ba nước Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha khoản tiền lên tới 273 tỷ euro.
Trong nỗ lực xoa dịu các thị trường trái phiếu đang chao đảo trước đồn đoán về nguy cơ vỡ nợ công ngày 7/9 Thượng viện Tây Ban Nha đã thông qua đề xuất của Chính phủ đưa mức trần thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công vào Hiến pháp.
Theo đó, Madrid phải tuân thủ mức trần thâm hụt ngân sách dài hạn, trừ trường hợp xảy ra thiên tai, suy thoái kinh tế hoặc các tình trạng bất khả kháng. Một đạo luật kèm theo Hiến pháp sẽ được ban hành vào ngày 30/6/2012 nhằm ấn định mức trần thâm hụt 0,4% GDP từ năm 2020 và giảm nợ công xuống dưới 60% GDP theo quy định của EU.
Nếu thành công Tây Ban Nha sẽ là nước thứ hai trong EU, sau Đức, đưa "nguyên tắc vàng" thâm hụt ngân sách và nợ công vào hiến pháp, đánh dấu lần sửa đổi Hiến pháp thứ hai kể từ năm 1978.
Hạ viện Pháp cũng đã thông qua phần đóng góp của nước này cho EFSF. Nếu nhận được sự ủng hộ của Thượng viện trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/9, Pháp sẽ trở thành nước Eurozone đầu tiên dành sự ủng hộ về pháp lý đối với Quỹ cứu trợ khu vực này./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)