Eurozone tìm cách bảo đảm hội nhập tài chính nhanh

Ngày 27/11, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết các nước thành viên Khu vực đồng euro có kế hoạch thiết lập Liên minh Ổn định nhằm đảm bảo sự hội nhập tài chính trong khu vực diễn ra nhanh chóng và sẽ tập trung thực hiện mục tiêu này.

Ông Schaeuble đưa ra thông báo trên trong bối cảnh sau các cuộc gặp với giới chức Liên minh châu Âu (EU) trong những tuần gần đây, Pháp và Đức nhận thấy rõ không thể thuyết phục toàn bộ 27 nước thành viên EU ủng hộ việc thay đổi Hiệp ước Lisbon để siết chặt kiểm soát ngân sách đối với các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Ngày 27/11, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết các nước thành viên Khu vực đồng euro có kế hoạch thiết lập Liên minh Ổn định nhằm đảm bảo sự hội nhập tài chính trong khu vực diễn ra nhanh chóng và sẽ tập trung thực hiện mục tiêu này.

Ông Schaeuble đưa ra thông báo trên trong bối cảnh sau các cuộc gặp với giới chức Liên minh châu Âu (EU) trong những tuần gần đây, Pháp và Đức nhận thấy rõ không thể thuyết phục toàn bộ 27 nước thành viên EU ủng hộ việc thay đổi Hiệp ước Lisbon để siết chặt kiểm soát ngân sách đối với các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu. Mặt khác, trong trường hợp EU đạt đồng thuận về vấn đề này, thì một quyết định như vậy cũng phải mất từ một năm trở lên để thực hiện.

Trong khi đó, biến động trên các thị trường tài chính ở Italy, Tây Ban Nha và Pháp cho thấy EU cần thực hiện những biện pháp táo bạo trong vài tuần tới để cứu đồng tiền chung châu Âu khỏi nguy cơ tan vỡ. Đức và Pháp cho rằng liên minh tài chính chặt chẽ là cách duy nhất để kiểm soát khủng hoảng nợ công, trong khi một số nước thành viên khác như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Italy và Tây Ban Nha, không thể, hoặc không sẵn sàng thực hiện mục tiêu này một cách nhanh chóng.

Hiện tại, Pháp và Đức đang thăm dò hai mô hình để thiết lập Liên minh Ổn định. Sự lựa chọn thứ nhất dựa trên Pruem Convention 2005, hay còn gọi là Schengen III, hiệp ước được ký kết giữa 7 nước không tham gia Hiệp ước EU, nhưng sẵn sàng công nhận sự tham gia của bất kỳ nước thành viên EU nào. Lựa chọn thứ hai là thỏa thuận hẹp giữa Pháp và Đức trong khuôn khổ Hiệp ước Elysee năm 1963 cho phép các nước khác trong Khu vực đồng euro cùng tham gia.

Giải pháp cho sự hội nhập tài chính trong Khu vực đồng euro sẽ nằm trong chương trình nghị sự hội nghị bộ trưởng tài chính khu vực, dự kiến diễn ra ngày 29/11 tới.

Cùng ngày, báo La Stampa của Italy đưa tin Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẵn sàng cho Italy vay 600 tỷ euro (800 tỷ USD) giúp nước này loại bỏ khả năng tái huy động vốn trong quá trình thực hiện kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước khẩn cấp và những cải cách nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Tin cho biết IMF đảm bảo mức lãi suất 4,0-5,0%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 7,0% trên thị trường thương mại.

Theo báo chí Italia, gói biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách có thể bao gồm việc đánh thuế lại đối với người mua nhà lần đầu, đánh thuế một lần duy nhất đối với người mua bất động sản giá trị hơn một triệu euro trở lên, thực hiện cải cách để nâng tuổi về hưu và đối với các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng.

Mức nợ công lên đến 1.900 tỷ euro (2.500 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng thấp của Italia đang làm dấy lên mối quan ngại rằng quốc gia này có thể theo chân Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha xin cứu trợ vỡ nợ.

Tại cuộc gặp thượng đỉnh Đức-Pháp-Italy ở Pháp trong tuần trước, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo sự vỡ nợ ở Italy chắc chắn sẽ là "dấu chấm hết" cho đồng euro./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục