Ngày 9/3, các nhà kinh tế hàng đầu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao kỷ lục trong suốt năm 2011 và 2012 do giá dầu thô cao và sản lượng lương thực thế giới chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu tăng quá nhanh.
Các đại biểu của 20 nước châu Á, Mỹ và Nhật Bản ngày 9/3 đã họp tại Bangkok, Thái Lan, để bàn về tình trạng lương thực tăng giá. Hội nghị 2 ngày này mở đầu cho một loạt các cuộc họp do FAO tổ chức trên toàn thế giới để giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hiroyuki Konuma, Trợ lý Tổng Giám đốc FAO cho biết người nghèo ở châu Á là nhóm bị tác động nặng nề nhất của tình trạng tăng giá bởi họ phải dành tới 70% thu nhập cho lương thực. Ông cảnh báo nguy cơ tiềm tàng là giá dầu thô tiếp tục cao và nếu lũ lụt và hạn hán xảy ra, giá lương thực có thể còn tăng cao hơn nữa.
Tuy nhiên, ông nhận định thế giới vẫn đang ở trong hiện trạng tốt hơn so với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 vốn từng đẩy thêm hơn 100 triệu người vào tình trạng đói triền miên.
Trong khi đó, ông Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế cao cấp của FAO, lưu ý rằng thế giới vẫn tăng sản xuất lương thực nhưng lượng tăng này không đủ để làm dịu thị trường lương thực toàn cầu. Vì vậy, giá lương thực tiếp tục cao và biến động lớn trong năm 2011, thậm chí cả năm 2012. Lúa mỳ tăng 60% ở thị trường Chicago năm 2010, ngô tăng 92% và đậu nành tăng 46%. Ngô và lúa mỳ đang bị sức ép tăng giá mạnh nhất do không đủ nguồn cung vì biến đổi khí hậu và các thảm hoạ thiên nhiên đã làm giảm sản lượng thu hoạch.
Bà Ertharin Cousin, Đại diện Mỹ tại các cơ quan Liên hợp quốc ở Rome (Italy) cho rằng nguyên nhân khủng hoảng phần lớn là do các hạn chế xuất khẩu và việc hoảng hốt thu mua, mà các chính phủ phải tránh.
Các nhà kinh tế của FAO kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục tăng mạnh đầu tư vào nông nghiệp để tăng sản lượng lương thực toàn cầu nhằm cải thiện an ninh lương thực. Sản lượng lương thực thế giới phải tăng 70% so với hiện nay vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới sẽ tăng từ 6,9 tỷ người hiện nay lên 9,1 tỷ người vào năm 2050.
Các số liệu của Liên hợp quốc cho thấy giá lương thực trong tháng 2/2011 đã lên đến mức cao nhất ghi nhận được từ trước đến nay. Tại châu Á, giá bán lẻ gạo ở Bangladesh tăng 33% so với năm ngoái, và tại Trung Quốc và Indonesia mức tăng là 23%.
Đứng trước tình hình giá gạo tăng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc năm nay đang xúc tiến thành lập kho dự trữ gạo chiến lược. Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á cho hay đã tăng gấp đôi lượng lương thực dự trữ từ năm ngoái và dự định mở một ngân hàng hạt giống cho khu vực./.
Các đại biểu của 20 nước châu Á, Mỹ và Nhật Bản ngày 9/3 đã họp tại Bangkok, Thái Lan, để bàn về tình trạng lương thực tăng giá. Hội nghị 2 ngày này mở đầu cho một loạt các cuộc họp do FAO tổ chức trên toàn thế giới để giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hiroyuki Konuma, Trợ lý Tổng Giám đốc FAO cho biết người nghèo ở châu Á là nhóm bị tác động nặng nề nhất của tình trạng tăng giá bởi họ phải dành tới 70% thu nhập cho lương thực. Ông cảnh báo nguy cơ tiềm tàng là giá dầu thô tiếp tục cao và nếu lũ lụt và hạn hán xảy ra, giá lương thực có thể còn tăng cao hơn nữa.
Tuy nhiên, ông nhận định thế giới vẫn đang ở trong hiện trạng tốt hơn so với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 vốn từng đẩy thêm hơn 100 triệu người vào tình trạng đói triền miên.
Trong khi đó, ông Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế cao cấp của FAO, lưu ý rằng thế giới vẫn tăng sản xuất lương thực nhưng lượng tăng này không đủ để làm dịu thị trường lương thực toàn cầu. Vì vậy, giá lương thực tiếp tục cao và biến động lớn trong năm 2011, thậm chí cả năm 2012. Lúa mỳ tăng 60% ở thị trường Chicago năm 2010, ngô tăng 92% và đậu nành tăng 46%. Ngô và lúa mỳ đang bị sức ép tăng giá mạnh nhất do không đủ nguồn cung vì biến đổi khí hậu và các thảm hoạ thiên nhiên đã làm giảm sản lượng thu hoạch.
Bà Ertharin Cousin, Đại diện Mỹ tại các cơ quan Liên hợp quốc ở Rome (Italy) cho rằng nguyên nhân khủng hoảng phần lớn là do các hạn chế xuất khẩu và việc hoảng hốt thu mua, mà các chính phủ phải tránh.
Các nhà kinh tế của FAO kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục tăng mạnh đầu tư vào nông nghiệp để tăng sản lượng lương thực toàn cầu nhằm cải thiện an ninh lương thực. Sản lượng lương thực thế giới phải tăng 70% so với hiện nay vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới sẽ tăng từ 6,9 tỷ người hiện nay lên 9,1 tỷ người vào năm 2050.
Các số liệu của Liên hợp quốc cho thấy giá lương thực trong tháng 2/2011 đã lên đến mức cao nhất ghi nhận được từ trước đến nay. Tại châu Á, giá bán lẻ gạo ở Bangladesh tăng 33% so với năm ngoái, và tại Trung Quốc và Indonesia mức tăng là 23%.
Đứng trước tình hình giá gạo tăng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc năm nay đang xúc tiến thành lập kho dự trữ gạo chiến lược. Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á cho hay đã tăng gấp đôi lượng lương thực dự trữ từ năm ngoái và dự định mở một ngân hàng hạt giống cho khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)