Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) và Viện Phân tích các hệ thống ứng dụng quốc tế (IIASA) vừa khởi động cổng dữ liệu trực tuyến mang tên Các khu vực nông nghiệp sinh thái toàn cầu (GAEZ).
Parviz Koohafkan, Giám đốc của FAO về Đất và Nước, cho biết GAEZ là công cụ hoạch định chính sách giúp xác định các khu vực tăng sản xuất lương thực trong khi vẫn giữ vững cơ sở tài nguyên thiên nhiên và đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Theo tính toán của FAO, sản lượng lương thực thế giới phải tăng ít nhất 60% so với hiện nay để nuôi sống dân số của hành tinh - dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050. Thế giới cần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cần thiết thông qua tăng năng suất lương thực, trong bối cảnh hầu hết đất nông nghiệp tốt nhất của thế giới đã được sử dụng và nạn khan hiếm nước hạn chế khả năng mở rộng diện tích canh tác.
GAEZ lưu ý rằng tăng sản xuất nông nghiệp trong tương lai trong các điều kiện biến đổi khí hậu không chỉ đòi hỏi phải thích nghi và giảm tác động của biến đổi khí hậu, mà còn phải bền vững để bảo vệ các nguồn tài nguyên. Bước đi quan trọng đầu tiên để đảm bảo tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững là thu hẹp khoảng cách về năng suất trong nông nghiệp, đang rất cách biệt giữa các khu vực trên thế giới.
GAEZ có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra sự khác biệt này cũng như các biện pháp để khắc phục, định hướng các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp thích hợp và hỗ trợ cần thiết để giúp nông dân tăng năng suất.
Theo thống kê, năng suất nông nghiệp hiện thấp nhất ở khu vực Tiểu sa mạc Sahara châu Phi. Trong khi năng suất ngũ cốc trung bình toàn châu Phi chỉ đạt 1,2 tấn/ha, thì con số này của thế giới đang phát triển là 3 tấn/ha./.
Parviz Koohafkan, Giám đốc của FAO về Đất và Nước, cho biết GAEZ là công cụ hoạch định chính sách giúp xác định các khu vực tăng sản xuất lương thực trong khi vẫn giữ vững cơ sở tài nguyên thiên nhiên và đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Theo tính toán của FAO, sản lượng lương thực thế giới phải tăng ít nhất 60% so với hiện nay để nuôi sống dân số của hành tinh - dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050. Thế giới cần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cần thiết thông qua tăng năng suất lương thực, trong bối cảnh hầu hết đất nông nghiệp tốt nhất của thế giới đã được sử dụng và nạn khan hiếm nước hạn chế khả năng mở rộng diện tích canh tác.
GAEZ lưu ý rằng tăng sản xuất nông nghiệp trong tương lai trong các điều kiện biến đổi khí hậu không chỉ đòi hỏi phải thích nghi và giảm tác động của biến đổi khí hậu, mà còn phải bền vững để bảo vệ các nguồn tài nguyên. Bước đi quan trọng đầu tiên để đảm bảo tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững là thu hẹp khoảng cách về năng suất trong nông nghiệp, đang rất cách biệt giữa các khu vực trên thế giới.
GAEZ có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra sự khác biệt này cũng như các biện pháp để khắc phục, định hướng các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp thích hợp và hỗ trợ cần thiết để giúp nông dân tăng năng suất.
Theo thống kê, năng suất nông nghiệp hiện thấp nhất ở khu vực Tiểu sa mạc Sahara châu Phi. Trong khi năng suất ngũ cốc trung bình toàn châu Phi chỉ đạt 1,2 tấn/ha, thì con số này của thế giới đang phát triển là 3 tấn/ha./.
Anh Tuấn (TTXVN)