Bộ Lao động Mỹ cuối tuần qua cho biết chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 1 chỉ tăng 0,2%, tạo điều kiện cho Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục (0-0,25%) thêm một thời gian nữa.
Thông tin mới nhất về tỷ lệ lạm phát thấp là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư và người đi vay, vì đây là tiền đề cho việc lãi suất ngắn hạn sẽ được giữ ở mức thấp để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau khủng hoảng mà không gây ra lạm phát lớn.
Trước khi số liệu được công bố, nhiều người đã lo ngại rằng FED sẽ tăng lãi suất, đặc biệt sau khi cơ quan này nâng mức lãi suất chiết khấu mà các ngân hàng phải trả cho các khoản vay khẩn cấp. Thông tin về lạm phát thấp đã giảm bớt những lo ngại và ngay lập tức giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm, dù ở mức khá khiêm tốn.
Cũng theo bộ trên, nếu không tính hai mặt hàng lương thực và năng lượng thì giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 1 còn giảm 0,1%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 12/1982. Các mặt hàng giảm giá nhiều nhất là nhà ở, xe hơi và vé máy bay.
Trong khi đó, giá năng lượng đã tăng 2,8% và là mức tăng cao nhất trong một tháng kể từ tháng 8/2009. Giá xăng tăng 4,4% và giá khí đốt tăng 3,5%.
Chỉ số giá tiêu dùng nói chung trong tháng 1 tốt hơn nhiều so với dự đoán, đặc biệt sau khi Nhà Trắng trước đó còn nói rằng mức tăng giá đối với hàng bán xỉ, không kể thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0,3% trong tháng, cao hơn 0,1% so với mức dự báo của các nhà kinh tế.
Khi tăng mức lãi suất mà các ngân hàng phải trả cho các khoản vay khẩn cấp, FED nói rằng không nên coi bước đi này là dấu hiệu cho thấy họ sẽ sớm bắt đầu tăng lãi suất đối với các khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất cho vay từ quỹ liên bang ít nhất là tới mùa thu năm nay. Lý do mà họ đưa ra là lạm phát sẽ vẫn thấp khi nền kinh tế vẫn đang phải vật lộn để duy trì đà phục hồi sau một thời gian suy thoái sâu./.
Thông tin mới nhất về tỷ lệ lạm phát thấp là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư và người đi vay, vì đây là tiền đề cho việc lãi suất ngắn hạn sẽ được giữ ở mức thấp để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau khủng hoảng mà không gây ra lạm phát lớn.
Trước khi số liệu được công bố, nhiều người đã lo ngại rằng FED sẽ tăng lãi suất, đặc biệt sau khi cơ quan này nâng mức lãi suất chiết khấu mà các ngân hàng phải trả cho các khoản vay khẩn cấp. Thông tin về lạm phát thấp đã giảm bớt những lo ngại và ngay lập tức giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm, dù ở mức khá khiêm tốn.
Cũng theo bộ trên, nếu không tính hai mặt hàng lương thực và năng lượng thì giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 1 còn giảm 0,1%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 12/1982. Các mặt hàng giảm giá nhiều nhất là nhà ở, xe hơi và vé máy bay.
Trong khi đó, giá năng lượng đã tăng 2,8% và là mức tăng cao nhất trong một tháng kể từ tháng 8/2009. Giá xăng tăng 4,4% và giá khí đốt tăng 3,5%.
Chỉ số giá tiêu dùng nói chung trong tháng 1 tốt hơn nhiều so với dự đoán, đặc biệt sau khi Nhà Trắng trước đó còn nói rằng mức tăng giá đối với hàng bán xỉ, không kể thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0,3% trong tháng, cao hơn 0,1% so với mức dự báo của các nhà kinh tế.
Khi tăng mức lãi suất mà các ngân hàng phải trả cho các khoản vay khẩn cấp, FED nói rằng không nên coi bước đi này là dấu hiệu cho thấy họ sẽ sớm bắt đầu tăng lãi suất đối với các khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất cho vay từ quỹ liên bang ít nhất là tới mùa thu năm nay. Lý do mà họ đưa ra là lạm phát sẽ vẫn thấp khi nền kinh tế vẫn đang phải vật lộn để duy trì đà phục hồi sau một thời gian suy thoái sâu./.
(TTXVN/Vietnam+)