Ngày 12/11, Tổng thống Fiji, ông Ratu Epeli Nailatikau đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, tiếp tục đảm nhận cương vị đứng đầu nhà nước của quốc đảo Nam Thái Bình Dương này trong ba năm tới.
Trong thông báo trên trang web, Chính phủ quân sự Fiji cho biết sắc lệnh bổ nhiệm trên đồng nghĩa với việc ông Nailatikau sẽ ở cương vị tổng thống vào thời điểm Fiji tổ chức cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm 2014.
Ông Nailatikau được chính quyền quân sự chỉ định làm Phó Tổng thống ngày 17/4/2009, trở thành Tổng thống ngày 5/11/2009.
Theo truyền thống, Tổng thống Fiji do Đại Hội đồng lãnh đạo bổ nhiệm, tuy nhiên hội đồng này đã bị đình chỉ hoạt động sau cuộc đảo chính do ông Voreqe Bainimarama tiến hành năm 2006.
Đầu năm nay, ông Bainimarama đã ra sắc lệnh giải tán hội đồng này. Ông Bainimarama tự phong là Thủ tướng Fiji sau cuộc đảo chính năm 2006. Đến năm 2009, sau khi một tòa án ra phán quyết rằng cuộc đảo chính năm 2006 là bất hợp pháp, ông Bainimarama đã bãi bỏ hiến pháp và thay thế toàn bộ thẩm phán.
Ông đã không giữ lời hứa tổ chức bầu cử tại Fiji vào năm 2009, khiến quốc đảo này đã bị Khối Liên hiệp Anh (Commonwealth) và Diễn đàn Các đảo Thái Bình Dương đình chỉ quy chế thành viên.
Nhân dịp Năm mới 2012, chính quyền quân sự Fiji đã quyết định dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật áp đặt trong suốt ba năm, mở đường cho việc soạn thảo một hiến pháp mới và tiến hành tổng tuyển cử vào năm 2014./.
Trong thông báo trên trang web, Chính phủ quân sự Fiji cho biết sắc lệnh bổ nhiệm trên đồng nghĩa với việc ông Nailatikau sẽ ở cương vị tổng thống vào thời điểm Fiji tổ chức cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm 2014.
Ông Nailatikau được chính quyền quân sự chỉ định làm Phó Tổng thống ngày 17/4/2009, trở thành Tổng thống ngày 5/11/2009.
Theo truyền thống, Tổng thống Fiji do Đại Hội đồng lãnh đạo bổ nhiệm, tuy nhiên hội đồng này đã bị đình chỉ hoạt động sau cuộc đảo chính do ông Voreqe Bainimarama tiến hành năm 2006.
Đầu năm nay, ông Bainimarama đã ra sắc lệnh giải tán hội đồng này. Ông Bainimarama tự phong là Thủ tướng Fiji sau cuộc đảo chính năm 2006. Đến năm 2009, sau khi một tòa án ra phán quyết rằng cuộc đảo chính năm 2006 là bất hợp pháp, ông Bainimarama đã bãi bỏ hiến pháp và thay thế toàn bộ thẩm phán.
Ông đã không giữ lời hứa tổ chức bầu cử tại Fiji vào năm 2009, khiến quốc đảo này đã bị Khối Liên hiệp Anh (Commonwealth) và Diễn đàn Các đảo Thái Bình Dương đình chỉ quy chế thành viên.
Nhân dịp Năm mới 2012, chính quyền quân sự Fiji đã quyết định dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật áp đặt trong suốt ba năm, mở đường cho việc soạn thảo một hiến pháp mới và tiến hành tổng tuyển cử vào năm 2014./.
(TTXVN)