Ngày 26/6/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Cao Ủy Thương mại EU Karel De Gucht đã có buổi làm việc tại Brussels, Bỉ, chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Nhân sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có bài trả lời gửi Báo điện tử Vietnam+, Thông tấn xã Việt Nam về ý nghĩa và tầm quan trọng của hiệp định trên.
- Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng cho biết về một số điểm nổi bật trong quan hệ thương mại Việt Nam-EU?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-EU đang tiến triển tích cực. Trong vòng 11 năm, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam-EU đã tăng từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 24,29 tỷ USD năm 2011; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 5,8 lần và nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 5,9 lần.
Trong khoảng 4 năm trở lại đây, trừ thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 25%. Riêng quý I năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và EU đạt trên 6 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2011. Cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế Liên minh châu Âu, xét về mặt tổng thể, có tính bổ sung mạnh mẽ lẫn nhau nhiều hơn tính cạnh tranh đối đầu.
Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là giày da, dệt may, cà phê hạt xanh, đồ gỗ, hải sản (chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU). Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh đã tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng EU. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, dược phẩm, nguyên vật liệu dệt may, phân bón... từ EU.
Trong quan hệ đầu tư, EU là đối tác đầu tư FDI hàng đầu vào Việt Nam với 1.687 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 32,85 tỷ USD và thực hiện là 13,07 tỷ USD (tính đến hết năm 2011).
Hiện đã có 22 trong số 27 nước thành viên EU có các dự án đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng tập trung nhiều nhất vào các ngành công nghệ cao, bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ.
Bên cạnh đó, một văn kiện quan trọng là Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa EU và Việt Nam đã được hai bên ký tắt vào năm 2010 và cũng sẽ được ký kết chính thức ngay trong thời gian này.
Đối với Việt Nam, tăng cường các mối quan hệ với EU là một trong những ưu tiên hàng đầu, phù hợp với định hướng đối ngoại của chúng tôi. Việt Nam coi hiệp định thương mại (FTA) với EU là một nội dung quan trọng trong chính sách thương mại của Việt Nam và luôn khẳng định quyết tâm thúc đẩy FTA với EU.
Việc đàm phán FTA song phương sẽ là một bước đi thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU cũng như giữa ASEAN và EU.
Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 vào ngày 31/3 vừa qua, hai bên đã thống nhất được các nội dung tài liệu tham chiếu cho đàm phán FTA song phương giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Hiệp định EVFTA sẽ là một Hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm.
Trong quá trình đàm phán và thực hiện Hiệp định, hai bên cũng sẽ cân nhắc tới sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và EU.
- Xin Bộ trưởng cho biết khi tham gia FTA song phương với EU, Việt Nam sẽ có những lợi ích và thách thức nào?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trên phương diện kinh tế, một FTA song phương với EU nhiều khả năng sẽ đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho cả EU và Việt Nam.
Đối với Việt Nam, FTA với EU sẽ là một cú hích quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại với EU. Với quy mô 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD, EU là thị trường lớn đối với doanh nghiệp của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.
Hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới đạt khoảng 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Thực tế, chỉ 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% (kể cả các mặt hàng thuộc Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP). Trong khi tỷ lệ này của một số nước ASEAN lên tới 80-85%. Như vậy, hai bên có tiềm năng để phát triển mạnh quan hệ kinh tế-thương mại sau khi có FTA.
Tiếp đến, việc thiết lập FTA với EU chắc chắn góp phần vào quá trình tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn, từ đó sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ EU và các nước khác vào Việt Nam.
Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại khu vực ASEAN. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam.
Nhìn chung, triển vọng đạt được những lợi ích kinh tế thiết thực từ FTA với EU là tương đối khả quan và có cơ sở. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, việc củng cố và mở rộng thị trường thông qua FTA với EU sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, giống như đàm phán các Hiệp định FTA khác, Việt Nam có thể phải đối mặt với một số thách thức. Cụ thể là sức ép cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu có thể tăng. Tuy nhiên, tôi cho rằng tác động này của Hiệp định FTA Việt Nam-EU sẽ tích cực do cơ cấu kinh tế của ta và EU mang tính bổ trợ cho nhau nhiều hơn.
Ngoài ra, đàm phán một Hiệp định FTA thế hệ mới có thể sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới cho Việt Nam, đòi hỏi hai bên hợp tác, tích cực hỗ trợ nhau. Nhìn chung, nền kinh tế của EU và Việt Nam mang tính bổ trợ rất cao.
Thêm nữa, Việt Nam đang tích cực tái cơ cấu nền kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng trong khuôn khổ ASEAN cũng như với các đối tác khác nên cũng có khả năng đàm phán và thực hiện một FTA có chất lượng cao.
Với việc EU nhất trí sẽ chú ý tới các nhu cầu phát triển của Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện Hiệp định FTA này, Việt Nam và EU hoàn toàn tin tưởng hai bên có khả năng đàm phán và thực hiện một Hiệp định đem lại lợi ích toàn diện cho cả hai phía.
- Thưa Bộ trưởng, xin ông cho biết đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội khi kinh doanh với các đối tác EU.
Thứ nhất, thị trường EU là thị trường chung của 27 nước thành viên có sức mua lớn, với quy mô 500 triệu người tiêu dùng. GDP của EU đạt hơn 17 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 34.000 USD/năm.Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của ta sang EU mới chiếm khoảng 0,8% kim ngạch nhập khẩu của EU.
Đây là con số còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam. EU vẫn dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho một số hàng hoá của Việt Nam. Tuy vậy, diện mặt hàng được hưởng còn rất hạn chế so với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như so với một số nước khác, trong khi đó xu hướng chung là EU còn đưa ra các điều kiện ngày càng chặt chẽ hơn.
Thứ hai, EU có nhu cầu nhập khẩu lớn hàng hóa là giày dép, hàng may mặc, đồ gỗ, thuỷ sản, cà phê, chè, hạt tiêu, v.v. Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh so với nhiều nước khác và có nguồn cung tương đối dồi dào, đã tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng EU.
Các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự cải thiện về giá trị, đặc biệt là so với tương quan các sản phẩm công nghiệp. Nếu được đầu tư về công nghệ sản xuất, đáp ứng được tiêu chuẩn của phía EU thì các mặt hàng nông, thủy sản sẽ vẫn là thế mạnh, cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ ba, cộng đồng người Việt Nam tại một số nước như Đức, Pháp, Ba Lan tương đối lớn. Các doanh nhân người Việt năng động này có khả năng phân phối hàng hóa Việt Nam tới doanh nghiệp và người Việt Nam đã có hiện diện tại EU.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.
Nhân sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có bài trả lời gửi Báo điện tử Vietnam+, Thông tấn xã Việt Nam về ý nghĩa và tầm quan trọng của hiệp định trên.
- Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng cho biết về một số điểm nổi bật trong quan hệ thương mại Việt Nam-EU?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-EU đang tiến triển tích cực. Trong vòng 11 năm, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam-EU đã tăng từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 24,29 tỷ USD năm 2011; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 5,8 lần và nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 5,9 lần.
Trong khoảng 4 năm trở lại đây, trừ thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 25%. Riêng quý I năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và EU đạt trên 6 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2011. Cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế Liên minh châu Âu, xét về mặt tổng thể, có tính bổ sung mạnh mẽ lẫn nhau nhiều hơn tính cạnh tranh đối đầu.
Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là giày da, dệt may, cà phê hạt xanh, đồ gỗ, hải sản (chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU). Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh đã tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng EU. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, dược phẩm, nguyên vật liệu dệt may, phân bón... từ EU.
Trong quan hệ đầu tư, EU là đối tác đầu tư FDI hàng đầu vào Việt Nam với 1.687 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 32,85 tỷ USD và thực hiện là 13,07 tỷ USD (tính đến hết năm 2011).
Hiện đã có 22 trong số 27 nước thành viên EU có các dự án đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng tập trung nhiều nhất vào các ngành công nghệ cao, bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ.
Bên cạnh đó, một văn kiện quan trọng là Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa EU và Việt Nam đã được hai bên ký tắt vào năm 2010 và cũng sẽ được ký kết chính thức ngay trong thời gian này.
Đối với Việt Nam, tăng cường các mối quan hệ với EU là một trong những ưu tiên hàng đầu, phù hợp với định hướng đối ngoại của chúng tôi. Việt Nam coi hiệp định thương mại (FTA) với EU là một nội dung quan trọng trong chính sách thương mại của Việt Nam và luôn khẳng định quyết tâm thúc đẩy FTA với EU.
Việc đàm phán FTA song phương sẽ là một bước đi thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU cũng như giữa ASEAN và EU.
Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 vào ngày 31/3 vừa qua, hai bên đã thống nhất được các nội dung tài liệu tham chiếu cho đàm phán FTA song phương giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Hiệp định EVFTA sẽ là một Hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm.
Trong quá trình đàm phán và thực hiện Hiệp định, hai bên cũng sẽ cân nhắc tới sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và EU.
- Xin Bộ trưởng cho biết khi tham gia FTA song phương với EU, Việt Nam sẽ có những lợi ích và thách thức nào?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trên phương diện kinh tế, một FTA song phương với EU nhiều khả năng sẽ đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho cả EU và Việt Nam.
Đối với Việt Nam, FTA với EU sẽ là một cú hích quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại với EU. Với quy mô 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD, EU là thị trường lớn đối với doanh nghiệp của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.
Hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới đạt khoảng 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Thực tế, chỉ 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% (kể cả các mặt hàng thuộc Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP). Trong khi tỷ lệ này của một số nước ASEAN lên tới 80-85%. Như vậy, hai bên có tiềm năng để phát triển mạnh quan hệ kinh tế-thương mại sau khi có FTA.
Tiếp đến, việc thiết lập FTA với EU chắc chắn góp phần vào quá trình tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn, từ đó sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ EU và các nước khác vào Việt Nam.
Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại khu vực ASEAN. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam.
Nhìn chung, triển vọng đạt được những lợi ích kinh tế thiết thực từ FTA với EU là tương đối khả quan và có cơ sở. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, việc củng cố và mở rộng thị trường thông qua FTA với EU sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, giống như đàm phán các Hiệp định FTA khác, Việt Nam có thể phải đối mặt với một số thách thức. Cụ thể là sức ép cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu có thể tăng. Tuy nhiên, tôi cho rằng tác động này của Hiệp định FTA Việt Nam-EU sẽ tích cực do cơ cấu kinh tế của ta và EU mang tính bổ trợ cho nhau nhiều hơn.
Ngoài ra, đàm phán một Hiệp định FTA thế hệ mới có thể sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới cho Việt Nam, đòi hỏi hai bên hợp tác, tích cực hỗ trợ nhau. Nhìn chung, nền kinh tế của EU và Việt Nam mang tính bổ trợ rất cao.
Thêm nữa, Việt Nam đang tích cực tái cơ cấu nền kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng trong khuôn khổ ASEAN cũng như với các đối tác khác nên cũng có khả năng đàm phán và thực hiện một FTA có chất lượng cao.
Với việc EU nhất trí sẽ chú ý tới các nhu cầu phát triển của Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện Hiệp định FTA này, Việt Nam và EU hoàn toàn tin tưởng hai bên có khả năng đàm phán và thực hiện một Hiệp định đem lại lợi ích toàn diện cho cả hai phía.
- Thưa Bộ trưởng, xin ông cho biết đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội khi kinh doanh với các đối tác EU.
Thứ nhất, thị trường EU là thị trường chung của 27 nước thành viên có sức mua lớn, với quy mô 500 triệu người tiêu dùng. GDP của EU đạt hơn 17 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 34.000 USD/năm.Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của ta sang EU mới chiếm khoảng 0,8% kim ngạch nhập khẩu của EU.
Đây là con số còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam. EU vẫn dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho một số hàng hoá của Việt Nam. Tuy vậy, diện mặt hàng được hưởng còn rất hạn chế so với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như so với một số nước khác, trong khi đó xu hướng chung là EU còn đưa ra các điều kiện ngày càng chặt chẽ hơn.
Thứ hai, EU có nhu cầu nhập khẩu lớn hàng hóa là giày dép, hàng may mặc, đồ gỗ, thuỷ sản, cà phê, chè, hạt tiêu, v.v. Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh so với nhiều nước khác và có nguồn cung tương đối dồi dào, đã tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng EU.
Các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự cải thiện về giá trị, đặc biệt là so với tương quan các sản phẩm công nghiệp. Nếu được đầu tư về công nghệ sản xuất, đáp ứng được tiêu chuẩn của phía EU thì các mặt hàng nông, thủy sản sẽ vẫn là thế mạnh, cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ ba, cộng đồng người Việt Nam tại một số nước như Đức, Pháp, Ba Lan tương đối lớn. Các doanh nhân người Việt năng động này có khả năng phân phối hàng hóa Việt Nam tới doanh nghiệp và người Việt Nam đã có hiện diện tại EU.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.
Xuân Quảng (Vietnam+)