Diễn ra trong bối cảnh "bão" nợ công đang hoành hành châu Âu nói chung và các "mắt xích yếu" trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nói riêng, hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) tại Los Cabos - Mexico được giới quan sát quốc tế đánh giá là diễn đàn để các nhà lãnh đạo thu hẹp bất đồng, tìm tiếng nói chung hướng tới một giải pháp thỏa đáng cho căn bệnh trầm kha của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, dường như không có quá nhiều yếu tố để có thể kỳ vọng về một kết quả khả quan sau hội nghị này.
Gặp nhau tại Mexico, nguyên thủ các nước G-20 phải đối mặt với một sự thật đáng thất vọng là sau bốn năm vật lộn với khủng hoảng, hàng nghìn tỷ USD của các chính phủ được đổ vào hệ thống các ngân hàng, nhưng nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoảng và tốc độ phục hồi vẫn rất mong manh.
Hiện có phải là lúc tung thêm tiền hay không? Nhiều chuyên gia cho rằng câu trả lời là “rất có thể” bởi lẽ khi nhìn vào Eurozone, người ta không chỉ nhìn thấy một Hy Lạp - với khoản nợ công chiếm 153% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - đang vật lộn với cuộc suy thoái ngày càng tồi tệ và chưa nhìn thấy đường ra, mà cả Tây Ban Nha cũng phải chìa tay xin cứu trợ.
Liệu Italy, với khoản nợ công 123% GDP, có phải là nạn nhân tiếp theo hay không?
Một mối lo ngại ngày càng lớn là phải chăng "đoàn tàu" kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ bị trật bánh vì xem ra các gói cứu trợ khổng lồ để chống chọi với cuộc khủng hoảng năm 2008 đã thất bại trong việc đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng.
Theo giới phân tích, có ba vấn đề mà nguyên thủ các nước cần giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này: tăng cường tiềm lực cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế phối hợp, thuyết phục Đức ủng hộ đề xuất phát hành trái phiếu chung trong Eurozone hay thành lập một liên minh ngân hàng.
Đánh giá về triển vọng đạt được sự đồng thuận giữa các nước đối với từng vấn đề, nhiều ý kiến cho rằng biện pháp khả thi nhất là bổ sung ngân sách cho IMF.
Cho đến nay, các nước đã đồng ý đóng góp trên 430 tỷ USD cho thể chế tài chính đa phương lớn nhất toàn cầu này và Canada vẫn đóng vai trò “quan sát viên.”
Cùng với quỹ cứu trợ tài chính của châu Âu, tổng giá trị cho vay sẽ lên tới hơn 1.000 tỷ USD, đủ giúp đảm bảo một khoản vay khẩn cấp dành cho các nước như Tây Ban Nha hoặc Italy.
Tại hội nghị, Brazil nhiều khả năng sẽ đề cập quyền đại diện lớn hơn của các nước đang phát triển trong cơ cấu của IMF, vốn đang do Mỹ và các cường quốc phát triển thống trị.
Trên nguyên tắc, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc cũng tán đồng quan điểm của Brazil. Tuy nhiên, các nước này đang cân nhắc liệu có nêu vấn đề này tại hội nghị G-20 hay không khi thế giới đang đối mặt với bài toán nợ công của châu Âu.
Về giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone, các nhà phân tích không mấy lạc quan về khả năng lãnh đạo các nước có thể tìm được tiếng nói đồng thuận. Cũng giống như hội nghị 6 tháng trước tại Cannes, Pháp, vấn đề này sẽ là chủ đề gây tranh cãi tại hội nghị này.
Tuy nhiên, tình hình đã trở nên cấp bách hơn khi Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone - đã nối dài danh sách các nước phải xin cứu trợ.
Trong khi đó, Hy Lạp phải tiến hành bầu lại Quốc hội – một cuộc bầu cử quan trọng quyết định số phận của "xứ sở thần thoại" tại liên minh tiền tệ chung.
Trong khi đó, các thành viên chủ chốt của Eurozone hiện bị chia rẽ thành hai thái cực với một bên là Đức kiên quyết theo đuổi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và một bên là Pháp chủ trương tìm kiếm các giải pháp song hành giữa siết chặt chi tiêu và kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng.
Bảo vệ chính sách khắc khổ để cứu khủng hoảng là quan điểm không thay đổi từ trước đến nay của Đức. Thủ tướng Angela Merkel luôn khẳng định châu Âu chỉ có thể chấm dứt khủng hoảng nhờ tiến trình cải cách cơ cấu hơn nữa và không thể đẩy trách nhiệm giải quyết các vấn đề ở châu Âu cho một mình Đức.
Trong khi đó, Pháp lại bảo vệ chính sách thúc đẩy tăng trưởng thay cho biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà nhiều nước châu Âu đang theo đuổi.
Tân Tổng thống François Hollande cho rằng thúc đẩy tăng trưởng mới có thể cứu được các nền kinh tế đang rơi vào suy thoái tại châu Âu.
Theo ông, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát thâm hụt ngân sách luôn phải "song hành" mới có thể đáp ứng được các mục tiêu tài chính. Châu Âu cần đặt tăng trưởng là ưu tiên và đưa ra thành cam kết cụ thể. Nếu không có tăng trưởng, các mục tiêu đặt ra nhằm giảm tài chính công sẽ không thể đạt được.
G-20 được thành lập năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ tại châu Á - được coi là diễn đàn liên kết các nền kinh tế phát triển và mới nổi để đối phó với các thảm họa kinh tế toàn cầu.
Thể chế này đã nhanh chóng trở thành cơ quan hoạch định chính sách toàn cầu số một sau “bão” tài chính 2008 vừa qua. Tuy nhiên, tính tập thể của G-20 đã bị chương trình nghị sự đối nội của mỗi quốc gia thành viên chi phối đáng kể.
Với những bất đồng gay gắt trên cùng với những khó khăn nội tại của các nền kinh tế thành viên khác trong G-20, giới chuyên gia không mấy lạc quan về một kết quả đáng khích lệ tại hội nghị lần này./.
Tuy nhiên, dường như không có quá nhiều yếu tố để có thể kỳ vọng về một kết quả khả quan sau hội nghị này.
Gặp nhau tại Mexico, nguyên thủ các nước G-20 phải đối mặt với một sự thật đáng thất vọng là sau bốn năm vật lộn với khủng hoảng, hàng nghìn tỷ USD của các chính phủ được đổ vào hệ thống các ngân hàng, nhưng nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoảng và tốc độ phục hồi vẫn rất mong manh.
Hiện có phải là lúc tung thêm tiền hay không? Nhiều chuyên gia cho rằng câu trả lời là “rất có thể” bởi lẽ khi nhìn vào Eurozone, người ta không chỉ nhìn thấy một Hy Lạp - với khoản nợ công chiếm 153% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - đang vật lộn với cuộc suy thoái ngày càng tồi tệ và chưa nhìn thấy đường ra, mà cả Tây Ban Nha cũng phải chìa tay xin cứu trợ.
Liệu Italy, với khoản nợ công 123% GDP, có phải là nạn nhân tiếp theo hay không?
Một mối lo ngại ngày càng lớn là phải chăng "đoàn tàu" kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ bị trật bánh vì xem ra các gói cứu trợ khổng lồ để chống chọi với cuộc khủng hoảng năm 2008 đã thất bại trong việc đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng.
Theo giới phân tích, có ba vấn đề mà nguyên thủ các nước cần giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này: tăng cường tiềm lực cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế phối hợp, thuyết phục Đức ủng hộ đề xuất phát hành trái phiếu chung trong Eurozone hay thành lập một liên minh ngân hàng.
Đánh giá về triển vọng đạt được sự đồng thuận giữa các nước đối với từng vấn đề, nhiều ý kiến cho rằng biện pháp khả thi nhất là bổ sung ngân sách cho IMF.
Cho đến nay, các nước đã đồng ý đóng góp trên 430 tỷ USD cho thể chế tài chính đa phương lớn nhất toàn cầu này và Canada vẫn đóng vai trò “quan sát viên.”
Cùng với quỹ cứu trợ tài chính của châu Âu, tổng giá trị cho vay sẽ lên tới hơn 1.000 tỷ USD, đủ giúp đảm bảo một khoản vay khẩn cấp dành cho các nước như Tây Ban Nha hoặc Italy.
Tại hội nghị, Brazil nhiều khả năng sẽ đề cập quyền đại diện lớn hơn của các nước đang phát triển trong cơ cấu của IMF, vốn đang do Mỹ và các cường quốc phát triển thống trị.
Trên nguyên tắc, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc cũng tán đồng quan điểm của Brazil. Tuy nhiên, các nước này đang cân nhắc liệu có nêu vấn đề này tại hội nghị G-20 hay không khi thế giới đang đối mặt với bài toán nợ công của châu Âu.
Về giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone, các nhà phân tích không mấy lạc quan về khả năng lãnh đạo các nước có thể tìm được tiếng nói đồng thuận. Cũng giống như hội nghị 6 tháng trước tại Cannes, Pháp, vấn đề này sẽ là chủ đề gây tranh cãi tại hội nghị này.
Tuy nhiên, tình hình đã trở nên cấp bách hơn khi Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone - đã nối dài danh sách các nước phải xin cứu trợ.
Trong khi đó, Hy Lạp phải tiến hành bầu lại Quốc hội – một cuộc bầu cử quan trọng quyết định số phận của "xứ sở thần thoại" tại liên minh tiền tệ chung.
Trong khi đó, các thành viên chủ chốt của Eurozone hiện bị chia rẽ thành hai thái cực với một bên là Đức kiên quyết theo đuổi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và một bên là Pháp chủ trương tìm kiếm các giải pháp song hành giữa siết chặt chi tiêu và kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng.
Bảo vệ chính sách khắc khổ để cứu khủng hoảng là quan điểm không thay đổi từ trước đến nay của Đức. Thủ tướng Angela Merkel luôn khẳng định châu Âu chỉ có thể chấm dứt khủng hoảng nhờ tiến trình cải cách cơ cấu hơn nữa và không thể đẩy trách nhiệm giải quyết các vấn đề ở châu Âu cho một mình Đức.
Trong khi đó, Pháp lại bảo vệ chính sách thúc đẩy tăng trưởng thay cho biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà nhiều nước châu Âu đang theo đuổi.
Tân Tổng thống François Hollande cho rằng thúc đẩy tăng trưởng mới có thể cứu được các nền kinh tế đang rơi vào suy thoái tại châu Âu.
Theo ông, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát thâm hụt ngân sách luôn phải "song hành" mới có thể đáp ứng được các mục tiêu tài chính. Châu Âu cần đặt tăng trưởng là ưu tiên và đưa ra thành cam kết cụ thể. Nếu không có tăng trưởng, các mục tiêu đặt ra nhằm giảm tài chính công sẽ không thể đạt được.
G-20 được thành lập năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ tại châu Á - được coi là diễn đàn liên kết các nền kinh tế phát triển và mới nổi để đối phó với các thảm họa kinh tế toàn cầu.
Thể chế này đã nhanh chóng trở thành cơ quan hoạch định chính sách toàn cầu số một sau “bão” tài chính 2008 vừa qua. Tuy nhiên, tính tập thể của G-20 đã bị chương trình nghị sự đối nội của mỗi quốc gia thành viên chi phối đáng kể.
Với những bất đồng gay gắt trên cùng với những khó khăn nội tại của các nền kinh tế thành viên khác trong G-20, giới chuyên gia không mấy lạc quan về một kết quả đáng khích lệ tại hội nghị lần này./.
Hồ Phương (TTXVN)